Tăng trưởng dựa vào tài chính - tiền tệ: Con đường không dễ đi

Chính sách tài chính - tiền tệ thường có độ trễ nên đóng góp vào tăng trưởng 6 tháng cuối năm còn hạn chế...

Theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Giám đốc Trường Đào tạo BIDV, mặcdù lãi suất 6 tháng đầu năm tương đối ổn định song trên thực tế, đang có áp lựctăng nhẹ trong cho vay ở những kỳ hạn dài.

Đặng Hương

Trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, việc dựa vào các giảipháp tài chính - tiền tệ trước mắt có thể đạt được tăng trưởng nhưng chính sáchnày thường có độ trễ nên đóng góp vào tăng trưởng 6 tháng cuối năm còn hạn chế,hơn nữa rất nhiều chỉ số trên thị trường tài chính - tiền tệ đang trong tầm“quan sát”.

Đây là thông tin đượccác chuyên gia đưa ra tại hội thảo “Chính sách tài chính - tiền tệ thúc đẩytăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2017” do Học viện Chính sách và Phát triển(Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức cuối tuần qua.

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2017 đạt 5,73%, cao hơnkhông đáng kể so với 6 tháng đầu năm 2016 (5,65%), thấp hơn so với bình quân2011-2016 và thấp hơn mục tiêu tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2017.

“Vì vậy, cần mộtsự bứt phá mạnh mẽ trong 6 tháng cuối năm, tối thiểu 7,4% để đạt mục tiêu 6,7%cả năm. Song điều này là không dễ”, ông Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chínhsách và Phát triển, nhận định.

Thứ nhất, trong ngắn hạn, tăng cung tiền M2 sẽ làm lạm pháttăng cao và nhanh nhưng tăng cung tiền ở mức hợp lý thì sẽ giúp ổn định và kiểmsoát lạm phát. Mức cung tiền 6 tháng đầu năm khoảng 5,69%, thấp hơn đáng kể sovới mục tiêu cả năm là 16-18%. Vì vậy, còn có thể tăng cung tiền để thúc đẩytăng trưởng kinh tế năm 2017.

Tuy nhiên, CPI bình quân 6 tháng đầu năm của ViệtNam đã tăng 4,15% so với cùng kỳ năm 2016, và cao hơn mức trung bình của khu vực.“Vì vậy tăng M2 cần hết sức thận trọng lựa chọn các kênh tăng cung tiền phù hợp”,ông Hùng cho biết.

Thứ hai, áp lực tăng tỷ giá trong thời gian tới là rất lớn,nguyên nhân là bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, cùng với đóchính sách điều chỉnh thuế biên giới của Mỹ cũng tác động đến tăng lãi suất củaviệt Nam.

Nếu Việt Nam không kiểm soát tốt và để tỷ giá tăng quá cao sẽ tác độngtiêu cực đến tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm. “Để tỷ giá không tác độngđến tăng trưởng, Việt Nam cần thực hiện chính sách kiểm soát tỷ giá trong biênđộ phù hợp từ 2-3%” - ông Đào Văn Hùng nhấn mạnh.

Thứ ba, mặc dù gần đây Ngân hàng Nhà nước có động thái giảmmức lãi suất điều hành 0,25 điểm phần trăm và 0,5 điểm phần trăm trần lãi suấtcho vay ngắn hạn của tổ chức tín dụng của một số lĩnh vực ưu tiên (vào ngày7/7/2017) nhằm tạo cho ngân hàng thương mại cơ hội giảm lãi suất cho vay và thúcđẩy tăng trưởng tín dụng.

Theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Giám đốc Trường Đào tạo BIDV, mặcdù lãi suất 6 tháng đầu năm tương đối ổn định song trên thực tế, đang có áp lựctăng nhẹ trong cho vay ở những kỳ hạn dài.

Cụ thể, lãi suất cho vay kỳ hạn dưới6 tháng có xu hướng đi ngang thì ở kỳ hạn trên 6 tháng đã tăng nhẹ khoảng0,2-0,5%/năm. “Huy động vốn tăng trưởng chậm hơn so với cùng kỳ năm 2016 trongkhi tín dụng tăng trưởng cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây. Hệ số tín dụng/vốnhuy động tăng nhẹ 1,53% so với cuối năm 2016”, ông Lực phân tích.

Hơn nữa, theo ông Hùng, nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởngtín dụng và GDP giai đoạn quý 1/2000 đến quý 1/2017 cho thấy, do đặc thù củakinh tế Việt Nam, tín dụng ngân hàng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế khoảng10,6% với độ trễ 2 quý; 19,7% với độ trễ 3 quý; 21,13% với độ trễ 4 quý; 26,5%với độ trễ 8 quý và sau đó giảm dần.

“Vì vậy, kỳ vọng tăng trưởng tín dụng đểthúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm là hạn chế, do độ trễ tín dụng đếnGDP là khoảng 1 năm, nhưng các chính sách tín dụng vào những tháng cuối năm sẽtạo đà cho tăng trưởng vào năm 2018”, ông Hùng khẳng định.

Ở góc độ khác, ông Lực cho biết mặc dù vẫn còn dư địa đểtăng trưởng tín dụng (18-20% năm 2017) nhưng cần phải kiểm soát chặt chẽ chấtlượng tín dụng, hướng dòng vốn vào khu vực sản xuất. “Mức tăng trưởng tín dụngnày là rất rủi ro cho thị trường. Hơn nữa việc giao quota tăng trưởng cho cácngân hàng cũng không hợp lý”, ông Lực bày tỏ.

Thứ tư, ông Hùng cho biết nghiên cứu số liệu về ngân sáchNhà nước và chi tiêu thường xuyên của Chính phủ 2001-2016 cho thấy tỷ lệ thungân sách/GDP tăng và tăng chi tiêu thường xuyên sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm, chi thường xuyên vẫn tăng gần 10% so vớicùng kỳ. Thậm chí, theo ông Lực, cơ cấu thu, chi ngân sách nhà nước của ViệtNam có thay đổi trong vòng 3 năm qua nhưng đáng tiếc lại theo chiều hướng kémtích cực.

“Không còn nhiều dư địa về trần nợ công và bội chi để mở rộngtài khoá. Việt Nam chỉ còn cách thúc đẩy tăng trưởng thông qua điều chỉnh cơ cấuthu-chi, tăng tốc độ giải ngân vốn đầu tư công và đặc biệt nâng cao hiệu quảphân bổ và sử dụng vốn đầu tư”, ông Hùng khuyến nghị.

Nguồn VnEconomy: http://vneconomy.vn/thoi-su/tang-truong-dua-vao-tai-chinh-tien-te-con-duong-khong-de-di-20170716112236789.htm