Tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm cơ sở vi phạm

Ngày 7/5, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm (ATTP) số 1 của TP Hà Nội đã kiểm tra tại huyện Thanh Trì nhân Tháng hành động vì ATTP năm 2024 (diễn ra từ ngày 15/4 đến 15/5).

Trưởng phòng Kinh tế huyện Thanh Trì Nguyễn Thị Tuyết Anh cho biết, toàn huyện có 6.874 cơ sở thực phẩm. Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã thành lập 64 đoàn kiểm tra liên ngành, 6 đoàn kiểm tra tuyến huyện, 58 đoàn kiểm tra tuyến xã.

Các đoàn đã kiểm tra, giám sát được kiểm tra 1.111 cơ sở. Trong đó, 150 cơ sở tuyến huyện; 961 cơ sở tuyến xã; xử phạt hành chính 33 cơ sở với số tiền hơn 177 triệu đồng; tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá 75,59 triệu đồng.

Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong kiểm tra Công ty CP Davidcorp Việt Nam.

Riêng Tháng hành động vì ATTP năm 2024, từ ngày 15/4 đến nay, huyện Thanh Trì thành lập 35 đoàn kiểm tra (3 đoàn tuyến huyện; 32 đoàn kiểm tra tuyến xã). 3 đoàn kiểm tra liên ngành huyện đã kiểm tra 10/16 Ban Chỉ đạo công tác ATTP xã, thị trấn. Các đoàn đã kiểm tra 399 cơ sở; xử lý vi phạm 12 cơ sở với tổng số tiền 39 triệu đồng.

Công ty CP Davidcorp Việt Nam kinh doanh dịch vụ ăn uống loại hình chế biến suất ăn sẵn cùng các mặt hàng thực phẩm khác.

Qua kiểm tra thực tế, về cơ bản các cơ sở sản xuất, kinh doanh đều chấp hành các điều kiện về ATTP. Tuy nhiên, một số cơ sở vi phạm quy định như người trực tiếp chế biến thức ăn không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay; không có ủng hoặc giầy, dép sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Qua kiểm tra thực tế, cơ sở đều chấp hành điều kiện về ATTP.

Một số cơ sở kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa là thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Đoàn đã kiểm tra thực tế tại Công ty CP Davidcorp Việt Nam (địa chỉ xóm 10, thôn 3, xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì) kinh doanh dịch vụ ăn uống loại hình chế biến suất ăn sẵn và sơ chế, đóng gói rau, củ, quả, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy hải sản và các sản phẩm từ thủy hải sản.

Các sản phẩm rau sau khi được sơ chế có đóng gói tem nhãn mác đầy đủ để truy xuất nguồn gốc.

Đại diện chủ cơ sở cho biết, hiện nay, công ty đang thu mua gần 1 tấn rau/ngày của các hộ kinh doanh cung cấp cho gần 100 trường học trên địa bàn huyện và các địa bàn lân cận.

Qua kiểm tra cho thấy, nhà xưởng, khu sơ chế sạch sẽ, ngăn nắp đáp, các sản phẩm rau sau khi được sơ chế có đóng gói tem nhãn mác đầy đủ để truy xuất nguồn gốc.

Hiện nay, Công ty đang thu mua gần 1 tấn rau/ngày của các hộ kinh doanh.

Các loại rau củ trước khi được thu gom sơ chế đều được cơ sở test dư lượng thuốc bảo vệ thực phẩm, kiểm soát nguyên liệu đầu vào tại các hộ kinh doanh, phiếu giao nhận đầy đủ chữ ký, thông tin các bên.

Trong quá trình kiểm tra, đoàn lưu ý cơ sở quan tâm đến nguồn nước sử dụng, nhiệt độ bảo quản thực phẩm; vấn đề xử lý thu gom rác thải trong sơ chế theo đúng quy định…

Phát biểu tại buổi kiểm tra, Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong đánh giá cao công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn huyện Thanh Trì.

Thời gian tới, huyện tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, phổ biến kế hoạch công tác bảo đảm ATTP, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt, huyện phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tăng cường giám sát cộng đồng, phát hiện các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo ATTP để có biện pháp xử lý kịp thời". Cùng với công tác kiểm tra, huyện cũng quan tâm đến vấn đề đảm bảo ATTP bữa cỗ đông người trên địa bàn.

Thanh Bình

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/tang-cuong-quan-ly-an-toan-thuc-pham-xu-ly-nghiem-co-so-vi-pham.html