Tại sao nước Pháp lại thất thủ quá nhanh trong Thế chiến 2?

Dù là nước thắng trận sau Thế chiến1, có nền kinh tế lớn, hệ thống thuộc địa trải dài khắp năm châu, tuy nhiên Pháp lại thất bại nhanh chóng trước Đức Quốc xã.

Trong cuộc Đại chiến thế giới lần thứ 2, trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít đứng đầu là Đức, các nước Đế quốc châu Âu buộc phải một lần nữa liên kết lại để bảo vệ trật tự thế giới.

Thế nhưng Pháp, một trong những cường quốc đáng gờm nhất với lượng thuộc địa hải ngoại chỉ xếp sau Anh, cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các đồng minh châu Âu (đặc biệt là Anh, một cường quốc cũng rất mạnh), lại bị một mình Đức Quốc xã đánh cho thảm bại chỉ trong hơn 1 tháng.

Khi bàn đến chiến tranh, vấn đề đầu tiên mà hai bên tham chiến cần so sánh với nhau là về lực lượng quân sự của họ, vậy so với Đức, lực lượng quân sự của Pháp liệu có lép vế? Tuy nhiên, lực lượng của Pháp khi đó không hề thua kém người Đức.

Kể từ sau Thế chiến 1, lo sợ mình sẽ bị Đức tấn công một lần nữa trong tương lai, nước Pháp đã xây dựng một phòng tuyến chắc chắn để phòng thủ đất nước khỏi bất kỳ cuộc tấn công nào từ phía Đông. Đó là phòng tuyến Maginot.

Phòng tuyến này được trang bị hàng nghìn khẩu pháo cùng hệ thống lô cốt dày đặc với những ụ súng máy chắc chắn, phòng tuyến Maginot khi ấy được dự tính sẽ là một bức tường bất khả xâm phạm trước mọi quân xâm lược.

Tuy nhiên, mọi thứ lại không diễn ra theo kế hoạch, quá trình củng cố phòng tuyến vẫn khá thuận lợi cho đến khi nó được kéo dài đến Bỉ. Chính phủ Bỉ không hài lòng với việc nước Pháp xây dựng 1 bức tường thành ngăn cách hai đất nước với những ụ pháo chĩa thẳng vào nước mình.

Vậy nên phòng tuyển chỉ bị giới hạn trong khuôn khổ biên giới Pháp-Đức và 1 phần phía Bắc của biên giới Pháp - Thụy Sĩ, nó có một lỗ thủng chết người cho quân xâm lược đi qua, khiến phòng tuyến Maginot trở nên không được trọn vẹn.

Và mọi thứ quả đã diễn ra như vậy, nhận thấy phòng tuyến Maginot được củng cố rất chắc chắn, Hitler cùng các tướng lĩnh đã quyết định chọn một hướng tấn công khác, đó là vòng qua nước Bỉ đánh vào Pháp.

Đến lúc người Bỉ phát hiện ra sai lầm tai hại của mình thì đã quá muộn. Thế nhưng nếu mọi chuyện chỉ dừng lại ở đấy thì đã không có gì để mà bàn, bởi lẽ trong Thế chiến 1, người Đức cũng đã vòng qua Bỉ để đánh Pháp, sau đó nhận về kết cục thê thảm trước sự chống cự của phe Hiệp ước.

Nhiều người cho rằng, vào thời điểm đó trang bị của Đức Quốc xã quá mạnh so với Pháp. Tuy nhiên, thực tế là Quân đội Pháp khi ấy cũng không hề thua kém nếu không muốn nói là mạnh hơn cả Đức.

Thứ nhất là về quân số, nước Pháp sau Thế chiến 1 bị thiệt hại nặng nề về dân số, đồng thời tỉ lệ sinh ít nên có thể nói là Pháp thua Đức về dân số. Thế nhưng thực tế dù ít dân số hơn Đức, song họ vẫn huy động được 1 lực lượng khổng lồ nam giới vào quân đội, tạo ra 1 lực lượng vũ trang lớn mạnh khoảng 5.000.000 người nếu tính cả quân dự bị.

Chưa kể số quân viện trợ khổng lồ từ Anh, các thuộc địa và các đồng minh khác, còn Đức chỉ huy động được khoảng 3.000.000 quân, cùng khoảng 300.000 quân Ý viện trợ vào cuối cuộc chiến. Nên về lý thuyết thì quân Pháp đông hơn Đức.

Tiếp đến là về trang bị và khí tài quân sự. Tính đến thời điểm chiến tranh, Pháp huy động được 3.254 chiếc xe tăng so với 2.439 chiếc của Đức, ngoài ra những “con mãnh thú” của Pháp cũng tỏ ra vượt trội hơn so với tăng Đức.

Có thể kể đến như xe tăng chủ lực Char B1 có ưu điểm là giáp trước không thể bị xuyên thủng, nhưng nhược điểm là chiếc xe tăng này khá chậm chạp so với xe Panzer của Đức.

Nhưng bù lại, Pháp có dòng xe tăng hạng trung Somua S-35 với lớp giáp dày, hỏa lực mạnh cùng khả năng cơ động cũng chả kém Panzer. Tuy nhiên, do khả năng chỉ huy yếu kém nên chiếc xe tăng này không phát huy được tiềm năng.

. Còn phía Đức dù có tăng Panzer yếu hơn nhưng nhờ chỉ huy tốt, phối hợp hiệp đồng hiệu quả, cùng hệ thống liên lạc qua điện đàm linh hoạt hơn so với xe tăng Pháp, bởi các đơn vị xe tăng Pháp khi đó muốn liên lạc phải ra hiệu cho nhau bằng tín hiệu cờ. (Còn tiếp...).

Lê Quang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tai-sao-nuoc-phap-lai-that-thu-qua-nhanh-trong-the-chien-2-1947032.html