Tại sao Moscow dễ đàm phán với Iran, Washington lại gặp khó với Ả Rập Xê-út?

Có quá nhiều lợi ích chung nhưng Ả Rập Xê-út và Washington lại vất vả trong con đường hợp tác, hơn nữa mối quan hệ của họ lại tạo điều kiện cho Moscow và Iran đến với nhau một cách tự nhiên mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Iran Hassan Rouhani

Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã có chuyến thăm chính thức nước Nga vào ngày 27-28/3 vừa rồi. Tại Moscow, ông đã có cuộc gặp với Thủ tướng Dmitry Medvedev vào hôm thứ Hai. Trong ngày thứ Ba, nguyên thủ Iran tiến hành hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin. Cuộc đối thoại với Tehran được Moscow tiến hành trong bối cảnh Ả Rập Xê-út và Washington đang xích lại gần nhau. Ả Rập Xê-út và quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này (Iran) hiện đang trong tình trạng xung đột dai dẳng và do đó họ muốn tìm kiếm các đồng minh mạnh ở bên ngoài.

Nhưng trên đường tiếp cận Ả Rập Xê Út, Washington đã vấp phải vụ kiện tập thể của người dân Mỹ chống lại Riyadh, với cáo buộc chính quyền Vương quốc này hỗ trợ tổ chức khủng bố "Al Qaeda".

Vụ kiện đòi công bằng cho 800 người thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 đã được nộp lên tòa án liên bang ở Manhattan tuần trước. Tổng số tiền bồi thường ước tính khoảng 6 triệu USD. Gần như đồng thời với vụ nộp đơn yêu cầu bồi thường, người đứng đầu Nhà Trắng Donald Trump đã tiến hành cuộc gặp với Mohammed bin Salman - con trai của Quốc vương Ả Rập Xê-út. Trong hệ thống phân cấp Ả Rập, ông chỉ là người quyền lực thứ ba (sau quốc vương và Thái tử), nhưng ông cũng là người vận động hành lang chính của các công ty khai thác mỏ. Cuộc họp kết thúc rất thuận lợi: tổng số tiền của hợp đồng đầu tư trực tiếp và gián tiếp trong bốn năm tới đạt 400 tỷ USD. Nhưng để đi đến thỏa thuận giữa các bên thật sự không dễ dàng.

Washington coi trọng tiền hơn người dân?

Bàn về kết quả cuộc gặp, tờ Reurers trích dẫn lời đại diện phía Ả rập Xê-út cho biết: "Cuộc họp tái lập đường lối đã đi đúng hướng và tạo nên một sự thay đổi lớn trong quan hệ giữa hai nước trong lĩnh vực chính trị, quân sự, các vấn đề kinh tế và an ninh. Khi Ả rập Xê-út nói về "tái lập", họ có thể hoàn toàn hiểu rõ nghĩa của nó.

Thứ nhất, trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Trump đã chỉ trích rất nhiều quốc gia. Ả Rập Xê-út cũng chẳng tránh khỏi sự chỉ trích này. Trong cuộc phỏng vấn với tờ New York Times, ông Trump khẳng định: "Chúng ta sẽ chẳng nhận bất cứ điều gì để đổi lấy những dịch vụ khổng lồ do một số quốc gia cung cấp, và Ả Rập Xê-út là một trong số đó". Trong cuộc họp ở Las Vegas mùa hè năm ngoái ông Trump gọi Riyadh là "con nợ vĩnh cửu", và nhấn mạnh rằng không có căn cứ quân sự, viện trợ Mỹ thì Ả Rập Xê-út "sẽ không cầm cự nổi một tuần".

Tổng thống Mỹ Donald Trump

Ả Rập Xê-út cũng băn khoăn, liệu họ có thể mong đợi triển vọng gì từ tân Tổng thống Hoa Kỳ hay không. Nhưng không có gì xảy ra. Đối với trường hợp Ả Rập thì bản chất thương gia bên trong của ông Trump đã chiến thắng vẻ ngoài dân túy của mình.

Thứ hai, mối quan hệ giữa Washington và Riyadh còn bị ngăn trở bởi đạo luật Công lý chống tài trợ khủng bố (JASTA) - di sản của Tổng thống Barack Obama - và nó cũng là căn cứ cho vụ kiện chống lại Ả Rập Xê-út đã được đệ trình.

Đạo luật JASTA đã được thông qua vào cuối nhiệm kỳ của thống Obama, nhưng không phải là "quả bom" đặc biệt dưới thời ông Trump. Người tiền nhiệm đã phủ quyết luật, nhưng Quốc hội vượt qua quyền phủ quyết – đây là lần đầu tiên xảy ra một việc như vậy trong suốt thời gian nắm quyền của ông Obama. Đảng Dân chủ đã bỏ phiếu cho JASTA, bởi vì họ thực sự tin vào hiệu lực của Luật này, và đảng Cộng hòa – cũng đành "làm phiền lòng" Tổng thống của đảng Dân chủ.

Trong mọi trường hợp, chính quyền mới của Mỹ sẽ tìm mọi cách để chống lại di sản này, và điều này chính là "điểm yếu" trong mối quan hệ Mỹ-Ả Rập.

Washington và Riyadh phải lập mối quan hệ không cân xứng. Và không chỉ vì lợi ích kinh tế của họ quyện chặt vào nhau, mà còn vì họ có một kẻ thù chung hùng mạnh là Iran. Gần đây Tehran đã liên tục tăng ảnh hưởng của mình thông qua người Hồi giáo Shia ở Iraq và đội quân "Hezbollah" - ở Syria.

Ngoài ra tờ Wall Street Journal nhấn mạnh rằng, Iran - quốc gia thoát khỏi các lệnh trừng phạt sau "thỏa thuận hạt nhân" lịch sử, đã thâm nhập vào thị trường hydrocarbon mới mà Ả Rập Xê-út mới đang bước chân vào. Nước Cộng hòa Hồi giáo này sẽ chứng tỏ bản thân cả trong các thị trường khác.

Trong tình huống này, Moscow lại trở thành đối tác đàm phán của Iran theo cách rất tự nhiên, và chẳng hề có trở ngại gì trên còn đường này – dù là chính trị hay kinh tế. Về tương quan, sự hợp tác Nga-Iran thuận lợi hơn Mỹ-Ả Rập. Mà thực sự là các dự án hợp tác kinh tế giữa hai bên còn ít hơn Mỹ -Ả Rập.

Đức Dũng (lược dịch)

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/tai-sao-moscow-de-dam-phan-voi-iran-washington-lai-gap-kho-voi-a-rap-xe-ut-post224152.info