Tài chính tuần qua: BIDV đã 'thuận' theo Bộ Tài chính, Vietinbank thì sao?

Bộ Tài chính gọi, BIDV đã trả lời. Ngân sách Nhà nước tới đây sẽ được bổ sung thêm hàng nghìn tỷ đồng mà nhà băng này chi trả với tỷ lệ 8,5%.

Bộ Tài chính đòi cổ tức tiền mặt, BIDV quyết định trả còn VietinBank chờ đến bao giờ?

Ngày 22/10, Ngân hàng BIDV đã có thông báo về việc chốt danh sách và chi trả cổ tức năm 2015. Theo đó tỷ lệ chi trả là 8,5% bằng tiền mặt. Ngày đăng ký cuối cùng để lập danh sách người sở hữu cổ phiếu dự kiến là ngày 04/11/2016 và ngày thực hiện chi trả là 21/11/2016.

Đây là lời phản hồi chính thức của BIDV đối với việc đòi cổ tức bằng tiền mặt của Bộ Tài chính.

Trước đó hồi cuối tháng 5, Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại BIDV và VietinBank biểu quyết chia cổ tức năm tài chính 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia cho phần vốn Nhà nước vào ngân sách. (Xem tiếp)

[ĐHĐCĐ bất thường BIDV] Trả cổ tức bằng tiền có đảm bảo được hệ số CAR?

Về vấn đề cổ tức, BIDV vừa thông qua Nghị quyết HĐQT về việc chốt danh sách và chi trả cổ tức năm 2015. Theo đó ngân hàng sẽ chi trả cổ tức tỷ lệ 8,5% bằng tiền mặt. Ngày đăng ký cuối cùng là 4/11/2016; ngày thực hiện chi trả là 21/11/2016.

Trả lời câu hỏi cổ đông việc trả cổ tức bằng tiền thì liệu hệ số CAR theo tiêu chuẩn Basel 2 có an toàn không, ông Phan Đức Tú, Tổng giám đốc BIDV cho biết, hiện hệ số CAR của ngân hàng ở quanh mức 9%, tức vẫn ở ngưỡng an toàn.

“Việc chi trả cổ phiếu bằng cổ tức hay tiền mặt là vấn đề chúng tôi cân nhắc rất nhiều. Nếu chúng ta không chi bằng cổ phiếu mà bằng tiền thì sẽ khó để đạt hệ số an toàn, đây là điều trăn trở của lãnh đạo ngân hàng. (Xem tiếp)

Đổi nợ xấu thành vốn góp: Tránh làm “méo mó” thị trường tài chính

Theo dự thảo, các ngân hàng thương mại được hoán đổi nợ thành vốn góp, mua cổ phần, nhưng chỉ được thực hiện đối với nợ thuộc nhóm 5 hoặc nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro. Ông Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, điều này có nghĩa là ngân hàng sẽ lấy khoản nợ xấu mà doanh nghiệp không thể trả được nữa để mua chính cổ phần của doanh nghiệp với giá tương đương hoặc theo thỏa thuận. Khi đó, ngân hàng sẽ trở thành cổ đông của doanh nghiệp, đầu tư thêm vốn để tái cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh...

Theo ông Cao Sỹ Kiêm, “biện pháp chuyển nợ thành vốn góp sẽ giảm được nợ xấu, đồng thời giúp doanh nghiệp không rơi vào phá sản, người lao động mất việc làm. Chủ trương thì đúng nhưng phải làm tương đối chặt chẽ, định hướng và quản lý quá trình làm. Phải kiểm tra chất lượng nợ, thực trạng tài sản thế chấp ở mức nào. Trước đây, các ngân hàng và doanh nghiệp thương lượng làm, có thể có những cái tốt, có những rủi ro. Khi xảy ra rủi ro thì không được bảo vệ. Nay có quy định này, cơ quan quản lý hợp pháp hóa bằng quy định và thực hiện có điều kiện tốt hơn, khả năng thực thi tốt hơn.” (Xem tiếp)

Lối nào cho tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa?

GS. Mại đề xuất: Chúng ta nên sửa tiêu chí với doanh nghiệp siêu nhỏ là 20 lao động trở xuống theo thông lệ quốc tế (hiện nay là 10 lao động trở xuống) và xác định đây là đối tượng chủ yếu của dự thảo luật, bởi họ chiếm khoảng 80% trong số DNNVV. Với những doanh nghiệp này, điều quan trọng nhất họ cần là những quy định cụ thể để họ có khả năng tích lũy vốn ban đầu nhưng lại không có nhà xưởng, không đất đai, chỉ có một số công cụ lao động và một vài người lao động.

Tín dụng ngân hàng là nguồn quan trọng với doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV. Hiện nay luật hỗ trợ DNNVV về tín dụng đã có đủ nhưng trên thực tế doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ không thể tiếp cận được tín dụng, trong khi nợ xấu chủ yếu tập trung ở doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp lớn, còn doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thì rất ít. Tại sao lại như vậy? (Xem tiếp)

Thực chất, 313.742 tỷ đồng nợ xấu đã xử lý

Báo cáo thẩm tra cho biết, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu đến tháng 9/2016 khoảng 2,62% tổng dư nợ. Nếu tính các khoản nợ xấu chuyển sang công ty VAMC (khoảng 4,8%) và các khoản nợ đã cơ cấu lại thì tỷ lệ xấu sẽ lớn hơn nhiều.

Đó cũng là đánh giá tại một số diễn đàn gần đây, nhìn nợ xấu tổng thể hơn là theo con số báo cáo của các tổ chức tín dụng. Điểm chung, phần lớn nợ xấu thời gian qua được chuyển sang VAMC và vẫn “nằm kho” ở đây; việc xử lý theo đó chưa thực chất.

Tuy nhiên, theo một báo cáo khác của Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, trong bốn năm qua, một lượng lớn nợ xấu đã được xử lý một cách thực chất bởi chính các tổ chức tín dụng, trong điều kiện chưa có và quan điểm không sử dụng ngân sách Nhà nước. (Xem tiếp)

Một nửa nợ xấu của ngân hàng liên quan đến các vụ án

Đến 31/8/2016, nợ xấu chiếm 3,8% trong tổng dư nợ trên địa bàn TP.HCM, giảm so với tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2015 là 3,92%.

Trong 8 tháng đầu năm, các ngân hàng tại TP.HCM đã xử lý được 35.073 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, thu nợ xấu bằng tiền là 16.312 tỷ đồng, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro là 4.365 tỷ đồng, bán tài sản đảm bảo để thu nợ là 223 tỷ đồng, bán nợ xấu cho VAMC là 9.634 tỷ đồng, xử lý khác là 4.539 tỷ đồng.

Như vậy, trong các cách xử lý nợ xấu thì chủ yếu là thu nợ bằng tiền chiếm đến 47%. So với cùng kỳ năm 2015 thu hồi nợ bằng tiền chỉ đạt 5.431 tỷ đồng, năm 2014 đạt 3.541 tỷ đồng. (Xem tiếp)

Nợ xấu cao, khó giảm lãi suất

Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường, tín dụng tiếp tục tăng trưởng phù hợp với đà phục hồi của nền kinh tế, việc điều hành cung tiền hợp lý đã tạo điều kiện ổn định mặt bằng lãi suất, hỗ trợ ổn định tỷ giá trong điều kiện CPI tăng mạnh so với năm 2015.

Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu cao và sự yếu kém của một số ngân hàng thương mại, lãi suất trái phiếu Chính phủ tuy giảm nhưng vẫn ở mức khá cao gây khó khăn trong việc hạ mặt bằng lãi suất cho doanh nghiệp vay vốn, cơ quan thẩm tra phân tích.

Có ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng các biện pháp quản lý mang tính hành chính như chính sách trần lãi suất là không phù hợp. Lạm phát cao trở lại là nguy cơ đáng chú ý nhất sau thời gian khá dài duy trì ổn định ở mức thấp khiến cho cơ hội giảm mặt bằng lãi suất càng nhỏ đi. (Xem tiếp)

Vụ án Hà Văn Thắm: Hà Văn Thắm và di sản 0 đồng

Cái tên Hà Văn Thắm gắn với hàng loạt thương hiệu nổi tiếng như:Ocean Bank, Kem Tràng Tiền, chuỗi khách sạn và bất động sản Star City, siêu thị Ocean Mart trải dọc từ bắc chí nam...

Sinh năm 1972 tại huyện miền núi Lạng Giang, Bắc Giang, Hà Văn Thắm bước vào nghiệp kinh doanh từ rất sớm. Năm 1993, sau khi tốt nghiệp Đại học Thương mại, nghe lời khuyên từ một người bạn luật sư, ông Thắm bắt tay vào công việc kinh doanh. Với đam mê sẵn có, ông Thắm đi từ thành công này tới thành công khác. Ban đầu làm đại lý cho một số hãng lớn với mặt hàng kinh doanh là dầu ăn và lốp xe ô tô. Ông Thắm từng tự nhận mình là một trong những người đầu tiên đưa dầu ăn Neptune vào VN.

Sau phân phối, ông Thắm chuyển sang mua bán sáp nhập một số công ty sản xuất của nước ngoài. Công việc làm ăn tấn tới, ông Thắm tham gia vào lĩnh vực ngân hàng (NH), sau này là chứng khoán và bất động sản. (Xem tiếp)

Linh Linh

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/tai-chinh/tai-chinh-tuan-qua-bidv-da-thuan-theo-bo-tai-chinh-vietinbank-thi-sao-2112238.html