Tài chính 24h: Ngân hàng đang rót tiền 'thừa' vào đâu?

Việc các NHTM phải tạm thời dồn phần lớn lượng tiền dư thừa vào kênh TPCP và đặc biệt là kênh tín phiếu với lãi suất không hấp dẫn cho thấy các ngân hàng có thể đang gặp khó khăn trong việc phát triển tín dụng.

Tiền dư thừa đang được ngân hàng rót vào đâu?

Mới đây, CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đã đưa ra bản báo cáo cập nhật thanh khoản hệ thống ngân hàng quý III. Theo đó, BVSC nhận định phần lớn lượng tiền dư thừa đang được các ngân hàng thương mại (NHTM) rót vào kênh Trái phiếu chính phủ (TPCP) và tín phiếu.

Công ty chứng khoán này phân tích, thanh khoản hệ thống ngân hàng ở trạng thái khá dồi dào trong phần lớn thời gian của quý III/2016. Biểu hiện rõ nhất của hiện tượng này là lãi suất liên ngân hàng xuống mức thấp kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây.

Nếu tính từ đầu tháng 7 cho tới nay thì lãi suất liên ngân hàng trung bình kỳ hạn qua đêm chỉ xấp xỉ là 1%/năm, kỳ hạn một tuần là 1,15%/năm và kỳ hạn hai tuần là 1,37%/năm (các mức lãi suất này trong quý II lần lượt là 2,82%; 3% và 3,35%/năm). (Xem tiếp)

ACB đã giải quyết các vấn đề liên quan bầu Kiên ra sao?

Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), lợi nhuận trước thuế tăng 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó lợi nhuận trước thuế từ các hoạt động ngân hàng cốt lõi trong 6 tháng đầu năm tăng 57,5%. Đây là kết quả gộp của mức tăng trưởng thu nhập lãi thuần (NII) và thu nhập ngoài lãi (non-NII) lần lượt 19,3% và 48,0%, và mức giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 26,6%.

Trong nửa đầu 2016, ACB đã giải quyết khoảng 1.200 tỷ đồng nợ xấu của nhóm 6 công ty liên quan đến bầu Kiên (nhóm G6), đạt 55% kế hoạch năm 2016. ACB đã ghi nhận thêm 480 tỷ đồng dự phòng cho đầu tư vào trái phiếu của nhóm G6, và thu hồi 720 tỷ đồng từ nhóm này trong 6 tháng đầu năm, tổng cộng giảm khoảng 1.200 tỷ đồng số dư thuần của khoản nợ của nhóm G6 trên bảng cân đối kế toán. ACB có kế hoạch giải quyết hoàn toàn vấn đề này trong năm 2018 với mục tiêu xử lý 2.200 tỷ đồng trong năm nay; 1.820 tỷ đồng năm 2017 và 1.000 tỷ đồng năm 2018. (Xem tiếp)

Nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng đang rất lớn

Trong 9 tháng đầu năm 2016, nợ có khả năng mất vốn của BacABank (ngân hàng TMCP Bắc Á) chiếm tới gần 97% tổng nợ xấu, tương đương 311 tỷ đồng.

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng chỉ chiếm 0,72% tổng dư nợ cho vay ra là 44.000 tỷ đồng (tăng trưởng 7,3% so với cuối năm 2015) nhưng mức nợ xấu này vẫn tăng nhẹ so với cuối năm 2015.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng lợi nhuận trước thuế của BacABank đạt 387 tỷ đồng, tăng trưởng trên 30% so với cùng kỳ năm trước.

VietABank (ngân hàng TMCP Việt Á) cũng đứng vào Top ngân hàng có tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn rất cao khi trong 9 tháng đầu năm 2016 tỷ lệ này chiếm tới 94% tổng nợ xấu, tương đương 293,9 tỷ đồng. (Xem tiếp)

LS. Trương Thanh Đức: “Nên để ngân hàng được bình đẳng như một doanh nghiệp”

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng trên khía cạnh luật pháp, LS.Trương Thanh Đức cho biết: trong những năm qua nợ xấu chậm được xử lý là do 3 quan điểm sai lầm của đa số công chúng. Thứ nhất là quan điểm đổ hết lỗi cho ngân hàng; thứ 2 là việc phó thác trách nhiệm xử lý nợ xấu cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng (TCTD); thứ 3 là do chúng ta không có chương trình để sửa đổi pháp luật liên quan tới xử lý nợ xấu.

Ông Đức nhận định, nợ xấu phát sinh chủ yếu là do doanh nghiệp vay mà không thể trả, vì thế lỗi thuộc về doanh nghiệp, còn ngân hàng chỉ có lỗi tối đa 30%, hoặc nhỏ hơn là 20%, 10% mà thôi. Hiện nay, lãi suất cao đổ lỗi cho nợ xấu, vì nợ xấu làm giá rủi ro cao, tuy nhiên, nợ xấu ngân hàng thực ra vừa là thủ phạm nhưng cũng lại là nạn nhân. (Xem tiếp)

Cấp Thứ trưởng trở xuống sẽ không được bố trí tiền mua xe công

Theo quy định mới của Luật Ngân sách nhà nước, tại kỳ họp này, Quốc hội lần đầu thông qua kế hoạch ngân sách tài chính 5 năm. Để chuẩn bị nội dung này, Bộ Tài chính đã báo cáo Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Chính phủ, xin ý kiến các Bộ, ngành địa phương. Kế hoạch tài chính 5 năm 2016-2020 lần đầu trình Quốc hội thông qua trong đó xác định rõ mức thu, tỷ lệ thu và cơ cấu chi ngân sách nhà nước lớn, đặc biệt là cân đối thu chi (giới hạn về bội chi, nợ công).

Trao đổi với báo chí ngày 27/10, ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính cho biết về vấn đề thu ngân sách, vừa qua dù hàng năm vượt dự toán nhưng thu Trung ương khó khăn hơn do thu dầu thô, cân đối xuất nhập khẩu có xu hướng giảm và giảm rất nhanh. (Xem tiếp)

Có 2-3 nhà, nhà thứ hai sẽ bị đánh thuế

Dù hàng năm thu ngân sách vượt dự toán nhưng thu trung ương khó khăn hơn. Thu Trung ương có 3 cấu phần (dầu thô, cân đối xuất nhập khẩu), những nguồn này xu hướng giảm và giảm rất nhanh. Giai đoạn từ 2006-2010, tỷ trọng hai khoản thu này chiếm 40% tổng thu ngân sách nhưng đến 2015 lại dưới 25% (chưa đầy 1/4 tổng ngân sách). Đến 2020 chỉ còn khoảng 14-15% tổng thu.

Một trong những lý do giảm nhanh là tốc độ không tăng nhanh. Trong đó, thu dầu thô giảm do sản lượng giảm. Dự toán ban đầu là 14 triệu tấn năm 2016, nhưng cuối năm thấy có thể khai thác thêm, PVN điều chỉnh lên 15 triệu tấn. Nhưng 2017 sản lượng dự toán chỉ còn 12 triệu tấn. (Xem tiếp)

Linh Linh

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/tai-chinh/tai-chinh-24h-ngan-hang-dang-rot-tien-thua-vao-dau-2132919.html