Suy thoái đa dạng sinh học tại Hải Dương đang ở mức báo động

Săn bắt trái phép, ô nhiễm môi trường…khiến hệ sinh thái đa dạng tại Hải Dương đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng và suy giảm đến mức báo động

Hiện nay toàn tình Hải Dương có 47 loài thú thuộc 18 họ của 7 bộ, trong đó có 42 loài thú hoang dã và 5 loài thú nuôi.

Đặc biệt những cánh rừng tự nhiên thuộc một số xã phường như xã Hoàng Tiến, Chí Linh, Hoàng Hoa Thám,…có rất nhiều loài thú hoang có giá trị bảo tồn nguồn gien như hoẵng, cầy gấm, chồn bạc má, mèo rừng…

Ngoài ra những xã như Hoàng Hoa Thám, xã Bắc An (Chí Linh) và những dãy núi đá vôi của huyện Kinh Môn còn là nơi phân bố của nhiều loài bò sát có giá trị, cần được bảo tồn như tắc kè, rồng đất, rắn ráo thường, rắn ráo trâu, hổ mang bành, hổ chúa, cạp nong, cạp nia…

Đảo Cò ở xã Chi Lăng Nam (Thanh Miện) là một trong những sinh cảnh đặc trưng tiêu biểu của vùng đồng bằng Bắc Bộ, là nơi tập trung sinh sống của hàng vạn con cò, vạc và một số loài chim quý hiếm khác.

Chịu tác động từ phát triển kinh tế, hệ sinh thái của Hải Dương ngày càng suy giảm

Theo lời kể của anh Bùi Thế Thảo ở Hoàng Hoa Thám (Chí Linh) cho biết trong vòng 20 năm gắn bó với rừng, chưa bao giờ anh lại thấy rừng lại cạn kiệt như bây giờ.

Hiện nay anh chịu trách nhiệm trông giữ hơn 30 ha rừng phòng hộ giáp ranh giữa ba tỉnh Hải Dương – Bắc Giang – Quảng Ninh.

Theo như anh cho biết thì trước đây thường nghe thấy tiếng thú rừng, tuy nhiên thời gian gần đây muốn nhín thấy một con thú rừng hay một tiếng chim hót cũng khó vì nạn săn bắn trái phép khiến lượng thú hoang giảm hẳn.

Theo đánh giá của các chuyên gia Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường tình Hải Dương, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học chính là sự gia tăng dân số diễn ra mạnh mẽ và đô thị hoa làm mất đi nơi cư trú của các động vật hoang dã.

Kèm theo đó là khối lượng rác thải tăng lên, ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn cư trú của các loài sinh vật.

Bên cạnh đó những dự án phát triển nông nghiệp mạnh mẽ, mở rộng diện tích canh tác khiến diện tích tự nhiên bị thu hẹp. Hơn nữa những đề án chuyển từ rừng tự nhiên sang rừng trồng khiến người dân khai thác và đẩy mạnh những cây ăn mang lại hiệu quả kinh tế cao như nhãn, bạch đàn, thông…làm suy giảm tính đa dạng sinh học vì khu rừng trồng thường có ít loại động vật so với rừng tự nhiên.

Nghiêm trọng hơn, những hoạt động công nghiệp và khai thác khoảng sản trên địa bản tình Hải Dương là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường và làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật.

Ngoài ra, việc khai thác, sử dụng và săn bắn các loài động vật hoang dã, các loài cây và lâm sản phụ trong các khu rừng còn khá phổ biến.

Ý thức bảo vệ rừng và tài nguyên sinh vật của người dân không cao, khai thác theo phương thức tận diệt khiến cho tính đa dạng sinh học ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng.

Đông Bắc

Nguồn TBDN: http://tbdn.com.vn/suy-thoai-da-dang-sinh-hoc-tai-hai-duong-dang-o-muc-bao-dong_n20566.html