Suy giãn tĩnh mạch - Không nhất thiết phải dùng vớ áp lực

Trên thị trường hiện bán rất nhiều loại vớ áp lực dành cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch. Hầu hết theo Tây y bệnh nhân 2 đều được khuyên dùng vớ áp lực. Tuy vậy, theo Lương y Phạm Ngọc Khánh, đối với phương pháp chữa bằng Đông y không nhất thiết phải dùng vớ này.

Lương y Phạm Ngọc Khánh cho biết, rất nhiều bệnh nhân đến với phòng khám y học cổ truyền của ông đều trăn trở về việc dùng vớ áp lực. Họ cho biết, dùng vớ như là cực hình vậy, nóng nực, bức bối, ngứa, gãi đến loét.

Trước hết, cần biết, bệnh giãn tĩnh mạch được gây nên bởi sự hư hại của các van trong lòng tĩnh mạch, làm cho máu chảy theo một chiều trái ngược với thông thường. Thay vì được bơm từ bàn chân lên tim, máu sẽ đi theo chiều ngược lại làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch đồng thời kéo giãn thành tĩnh mạch. Thêm vào đó khi các tĩnh mạch giãn, sẽ kéo các van và làm cho tình trạng hở các van nặng thêm, làm cho dòng chảy ngược nặng thêm. Hậu quả là gây tăng áp lực trong tĩnh mạch, dẫn đến tình trạng viêm tĩnh mạch, giãn các tĩnh mạch kèm theo các biến chứng khác.

Lương y Phạm Ngọc Khánh đang chia sẻ với bệnh nhân

Khi chúng ta đứng thẳng, máu trong tĩnh mạch phải thắng trọng lực để chảy về tim. Để làm được điều này, các cơ ở chân phải ép các tĩnh mạch sâu ở chân và bàn chân. Các van trong các tĩnh mạch sẽ giúp máu chảy theo một chiều lên tim. Khi cơ ở chân co, các van trong tĩnh mạch sẽ mở ra. Khi cơ ở chân thả lỏng, các van sẽ đóng lại. Điều đó giúp máu không đi ngược trở lại chân. Toàn bộ tiến trình đem máu trở về tim gọi là bơm tĩnh mạch. Với phương thức hoạt động như thế, các van tạo nên hệ thống dòng chảy một chiều trong tĩnh mạch.

Khi chúng ta đi các cơ chân co lại, bơm tĩnh mạch hoạt động tốt. Nhưng khi ngồi hay đứng, nhất là một thời gian lâu, máu trong các tĩnh mạch chân sẽ ứ lại và làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch. Các tĩnh mạch sâu và xuyên có khả năng chịu được việc tăng áp lực một thời gian. Tuy nhiên, ở những người có yếu tố nguy cơ, tĩnh mạch nông sẽ bị kéo căng ra nếu bạn ở tư thế đứng hay ngồi lâu. Việc kéo căng này đôi khi làm yếu thành tĩnh mạch và làm tổn thương các van. Khi đó, bệnh giãn tĩnh mạch sẽ xuất hiện.

Khi bị bệnh suy giãn tĩnh mạch, bệnh nhân cần tăng cường những yếu tố có lợi cho tĩnh mạch ví dụ như nằm gác chân lên gối mềm cao từ 15 đến 20 cm so với giường, nằm gác chân cao khoảng 15 phút 3-4 lần/ ngày, luyện tập những môn thể thao có động tác di động cổ chân nhiều, co các cơ cẳng chân và cơ đùi như đi bộ nhanh, bơi lội, đi xe đạp... Người bệnh cần hạn chế những yếu tố có thể làm nặng hơn tình trạng suy tĩnh mạch ví dụ như tránh đứng lâu, tránh ngồi lâu, tránh tiếp xúc nhiệt, không tắm nước nóng, tránh táo bón, không mặc quần bó sát, không đi giày cao gót, hạn chế những môn thể thao có nâng nặng, đứng lâu.

Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn nặng, biến chứng

Đối với vớ y khoa chỉ nên dùng khi phải đi chuyển nhiều, vớ sẽ giúp cho chân đỡ mỏi hơn. Trong một số trường hợp người bệnh bị dị ứng, gây ngứa hoặc bị lở loét chân, thay đổi sắc tố da…thì không thể nào dùng vớ. Người bệnh dùng vớ thường ở giai đoạn đầu của bệnh. Khi bị nặng, sắc tố da thay đổi, máu ứ đọng nhiều hơn, dễ hình thành vết thương. Nếu dùng vớ, những vết thương này cọ xát với thành vớ, vết lở loét có thể tăng nặng.

“Có thể hiểu nôm na, mạch máu như ống nước, khi bị giãn ra, thì “nguồn nước” đi qua sẽ chậm. Vớ có tác dụng ép tĩnh mạch lại để tạo áp lực. Mạch máu sẽ được đẩy lên trên tốt hơn. Tuy nhiên, khi mạch máu giãn ở mức độ nặng, việc dùng vớ không còn tác dụng. Khi ấy, với nhiều bệnh nhân, dùng vớ áp lực như một cực hình.

Đối với tôi, khi bệnh nhân đến đây tôi đều khuyên bỏ vớ hết. Hầu như ai cũng thích và thấy thoải mái hơn. Phương pháp chữa trị của tôi là dùng thuốc Đông y và châm cứu.

Bài thuốc gồm những loại thảo dược như rễ cây nhàu, đương quy, đan sâm, huyền sâm, xuyên khung, xích thược, hạ khô thảo và một số vị thuốc khác. Ngoài ra, kết hợp với châm cứu để giảm các triệu chứng đau, giúp khí huyết lưu thông, hiệu quả điều trị nhanh hơn” – Lương y Phạm Ngọc Khánh chia sẻ.

Để được tư vấn khám và chữa trị theo phương pháp Đông y, bệnh nhân có thể liên lạc: Lương y Phạm Ngọc Khánh (Phòng khám YHCT Phước An Đường, ĐT: 0903982619, Đ/C: 799 Phạm Văn Bạch, P.12, Q.Gò Vấp, TP.HCM, Website: www.yhocphuocanduong.com).

Đông Hường

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/suy-gian-tinh-mach-khong-nhat-thiet-phai-dung-vo-ap-luc-post213988.info