Sự thật bất ngờ về đất hiếm không hẳn ai cũng biết

Trong những năm qua, nhiều công ty khai khoáng trên thế giới đã tìm ra một số mỏ đất hiếm có quy mô lớn. Đất hiếm đóng vai trò quan trọng trong phát triển năng lượng sạch, sản xuất ô tô điện, tuabin gió, thiết bị công nghệ cao...

Cái tên “ đất hiếm” xuất phát từ việc chúng được con người phát hiện vào cuối thế kỷ 18 trong quặng (do đó có tên là “đất”). Đất hiếm gồm 17 nguyên tố đất hiếm (REEs), hay còn gọi là các kim loại đất hiếm hay ô-xít đất hiếm.

Cái tên “ đất hiếm” xuất phát từ việc chúng được con người phát hiện vào cuối thế kỷ 18 trong quặng (do đó có tên là “đất”). Đất hiếm gồm 17 nguyên tố đất hiếm (REEs), hay còn gọi là các kim loại đất hiếm hay ô-xít đất hiếm.

17 nguyên tố đất hiếm gồm: scandium, yttrium, 15 lanthanide (Lanthanum, Cerium, Praseodymium, Neodymium, Promethium, Samarium, Europium, Gadolinium, Terbium, Dysprosium, Holmium, Erbium, Thulium, Ytterbium, và Lutecium).

17 nguyên tố đất hiếm gồm: scandium, yttrium, 15 lanthanide (Lanthanum, Cerium, Praseodymium, Neodymium, Promethium, Samarium, Europium, Gadolinium, Terbium, Dysprosium, Holmium, Erbium, Thulium, Ytterbium, và Lutecium).

Không giống nhiều kim loại khác như vàng, bạc - vốn là các khoáng chất độc lập, các nguyên tố đất hiếm có mức độ tập trung rất ít trong các khoáng thể khác, và thường bị trộn lẫn vào với nhau, điều khiến cho quá trình bóc tách và tinh luyện chúng vô cùng khó khăn.

Không giống nhiều kim loại khác như vàng, bạc - vốn là các khoáng chất độc lập, các nguyên tố đất hiếm có mức độ tập trung rất ít trong các khoáng thể khác, và thường bị trộn lẫn vào với nhau, điều khiến cho quá trình bóc tách và tinh luyện chúng vô cùng khó khăn.

Francoise Nicolas, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á của Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, cho hay đất hiếm là khoáng chất thiết yếu để sản xuất ô tô điện và tuabin gió.

Francoise Nicolas, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á của Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, cho hay đất hiếm là khoáng chất thiết yếu để sản xuất ô tô điện và tuabin gió.

Ngoài các ứng dụng trong phát triển năng lượng sạch, đất hiếm còn chứa các nguyên tố quan trọng trong sản xuất nam châm vĩnh cửu, dùng để giảm khối lượng và trọng lượng của động cơ điện và máy phát điện, bộ chuyển đổi xúc tác cho ô tô, cracking dầu mỏ, đánh bóng kính, sản xuất pin, một số hợp kim luyện kim, công nghiệp thủy tinh, gốm sứ (nhuộm màu, tẩy màu…)

Ngoài các ứng dụng trong phát triển năng lượng sạch, đất hiếm còn chứa các nguyên tố quan trọng trong sản xuất nam châm vĩnh cửu, dùng để giảm khối lượng và trọng lượng của động cơ điện và máy phát điện, bộ chuyển đổi xúc tác cho ô tô, cracking dầu mỏ, đánh bóng kính, sản xuất pin, một số hợp kim luyện kim, công nghiệp thủy tinh, gốm sứ (nhuộm màu, tẩy màu…)

Thêm nữa, đất hiếm còn được sử dụng trong lĩnh vực y tế, năng lượng hạt nhân, quốc phòng…

Thêm nữa, đất hiếm còn được sử dụng trong lĩnh vực y tế, năng lượng hạt nhân, quốc phòng…

Hiện khoảng 73% các nguyên tố đất hiếm được sử dụng trong các ngành công nghiệp trưởng thành bao gồm: thủy tinh, gốm sứ, thiết bị điện tử hiệu suất cao và luyện kim. 27% còn lại được sử dụng để sản xuất nam châm mới, là thành phần thiết yếu trong xe điện (EV).

Hiện khoảng 73% các nguyên tố đất hiếm được sử dụng trong các ngành công nghiệp trưởng thành bao gồm: thủy tinh, gốm sứ, thiết bị điện tử hiệu suất cao và luyện kim. 27% còn lại được sử dụng để sản xuất nam châm mới, là thành phần thiết yếu trong xe điện (EV).

Theo công bố năm 2022 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, Trung Quốc có trữ lượng đất hiếm khoảng 44 triệu tấn với công suất khai thác đạt 140.000 tấn mỗi năm.

Theo công bố năm 2022 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, Trung Quốc có trữ lượng đất hiếm khoảng 44 triệu tấn với công suất khai thác đạt 140.000 tấn mỗi năm.

Không chỉ có trữ lượng đất hiếm đứng số một thế giới, Trung Quốc còn là quốc gia sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới và đứng đầu toàn cầu trong việc tiêu thụ những nguyên tố này (chiếm tới 70% tổng nhu cầu toàn cầu).

Không chỉ có trữ lượng đất hiếm đứng số một thế giới, Trung Quốc còn là quốc gia sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới và đứng đầu toàn cầu trong việc tiêu thụ những nguyên tố này (chiếm tới 70% tổng nhu cầu toàn cầu).

Mời độc giả xem video: Tử nạn tại mỏ khai thác đá. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/su-that-bat-ngo-ve-dat-hiem-khong-han-ai-cung-biet-1871119.html