Sự nghiệp lẫy lừng của sử gia hai lần đi thi chỉ đỗ tú tài

Mặc dù không có duyên với thi cử, hai lần đi thi chỉ đỗ tú tài, làm quan cũng rất muộn, song sử gia Phan Huy Chú là một trí thức lớn của thế kỷ XIX. Ông là danh nhân văn hóa Việt Nam, nổi tiếng với 'Lịch triều hiến chương loại chí'.

 Sử gia - Nhà khoa học Phan Huy Chú (1782 – 1840), tự là Lâm Khanh, hiệu Mai Phong. Ông sinh ra và lớn lên ở làng Thụy Khuê (còn gọi làng Thầy) huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là thôn Thụy Khuê, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội).

Sử gia - Nhà khoa học Phan Huy Chú (1782 – 1840), tự là Lâm Khanh, hiệu Mai Phong. Ông sinh ra và lớn lên ở làng Thụy Khuê (còn gọi làng Thầy) huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là thôn Thụy Khuê, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội).

Phan Huy Chú xuất thân trong gia đình có truyền thống khoa bảng, là con trai thứ ba của Lễ bộ Thượng thư, tiến sĩ Phan Huy Ích, bố vợ là Nguyễn Thế Lịch, bác là Ngô Thì Nhậm.

Phan Huy Chú xuất thân trong gia đình có truyền thống khoa bảng, là con trai thứ ba của Lễ bộ Thượng thư, tiến sĩ Phan Huy Ích, bố vợ là Nguyễn Thế Lịch, bác là Ngô Thì Nhậm.

Phan Huy Chú là kết tinh của hai dòng họ thông minh và nhiều người đỗ đạt là Phan Huy và Ngô Thì.

Phan Huy Chú là kết tinh của hai dòng họ thông minh và nhiều người đỗ đạt là Phan Huy và Ngô Thì.

Ngay từ nhỏ Phan Huy Chú đã nổi tiếng hay chữ, tài năng. Tuy nhiên, ông khá lận đận với con đường thi cử. Cả hai lần thi Hương (Đinh Mão, 1807; và Kỷ Mão, 1819), ông chỉ đỗ Tú tài (nên người đời gọi ông là "Kép Thầy", vì ở làng Thầy và đỗ hai lần).

Ngay từ nhỏ Phan Huy Chú đã nổi tiếng hay chữ, tài năng. Tuy nhiên, ông khá lận đận với con đường thi cử. Cả hai lần thi Hương (Đinh Mão, 1807; và Kỷ Mão, 1819), ông chỉ đỗ Tú tài (nên người đời gọi ông là "Kép Thầy", vì ở làng Thầy và đỗ hai lần).

Con đường quan lộ của ông cũng khá muộn, đến tuổi tứ tuần mới làm quan. Ông bắt đầu làm quan Hàn lâm Biên tu từ năm 1821, khi vua Minh Mạng biết đến tài năng của ông và triệu vào Huế giữ chức này.

Con đường quan lộ của ông cũng khá muộn, đến tuổi tứ tuần mới làm quan. Ông bắt đầu làm quan Hàn lâm Biên tu từ năm 1821, khi vua Minh Mạng biết đến tài năng của ông và triệu vào Huế giữ chức này.

Khi dâng bộ "Lịch triều hiến chương loại chí" lên vua Minh Mạng, ông được vua thưởng 30 lạng bạc, 1 áo sa đỏ, 30 cây bút và 30 thỏi mực.

Khi dâng bộ "Lịch triều hiến chương loại chí" lên vua Minh Mạng, ông được vua thưởng 30 lạng bạc, 1 áo sa đỏ, 30 cây bút và 30 thỏi mực.

Năm 1823, khi được thăng chức Lang trung bộ Lại, Phan Huy Chú đã mạnh dạn dâng sớ điều trần bốn việc: bớt thuế, bớt lính; thực hiện chế độ quân điền; bãi bỏ những cuộc hành binh dẹp loạn; nghiêm trị bọn sâu mọt chuyên đục khoét lương dân. Việc này khiến ông bị quở trách.

Năm 1823, khi được thăng chức Lang trung bộ Lại, Phan Huy Chú đã mạnh dạn dâng sớ điều trần bốn việc: bớt thuế, bớt lính; thực hiện chế độ quân điền; bãi bỏ những cuộc hành binh dẹp loạn; nghiêm trị bọn sâu mọt chuyên đục khoét lương dân. Việc này khiến ông bị quở trách.

Sau này, chán chuyện quan trường, Phan Huy Chú vịn cớ đau yếu, xin từ quan về nhà mở trường dạy học ở làng Thanh Mai thuộc huyện Tiên Phong, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, Hà Nội) và mất tại đó năm Canh Tý 1840, thọ 58 tuổi.

Sau này, chán chuyện quan trường, Phan Huy Chú vịn cớ đau yếu, xin từ quan về nhà mở trường dạy học ở làng Thanh Mai thuộc huyện Tiên Phong, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, Hà Nội) và mất tại đó năm Canh Tý 1840, thọ 58 tuổi.

Mặc dù con đường thi cử và quan lộ không suôn sẻ, nhưng Phan Huy Chú là một nhà bác học, danh nhân văn hóa Việt Nam, với tài danh lỗi lạc về bách khoa thư. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm có giá trị.

Mặc dù con đường thi cử và quan lộ không suôn sẻ, nhưng Phan Huy Chú là một nhà bác học, danh nhân văn hóa Việt Nam, với tài danh lỗi lạc về bách khoa thư. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm có giá trị.

Tác phẩm có giá trị nhất của ông là bộ "Lịch triều hiến chương loại chí". Đây có thể xem là "bộ bách khoa toàn thư" đầu tiên của Việt Nam.

Tác phẩm có giá trị nhất của ông là bộ "Lịch triều hiến chương loại chí". Đây có thể xem là "bộ bách khoa toàn thư" đầu tiên của Việt Nam.

Ðể tưởng nhớ công lao và đóng góp to lớn của Phan Huy Chú đối với đất nước, tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... đều có những đường phố và trường học mang tên ông.

Ðể tưởng nhớ công lao và đóng góp to lớn của Phan Huy Chú đối với đất nước, tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... đều có những đường phố và trường học mang tên ông.

Mời độc giả xem video:Sinh viên thuê trọ giá rẻ trong các biệt thự. Nguồn: VTV24.

Thu Hà (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/di-san/su-nghiep-lay-lung-cua-su-gia-hai-lan-di-thi-chi-do-tu-tai-1543667.html