Sốt xuất huyết đã thành dịch, mẹ nên làm gì để bảo vệ con mình?

Dịch sốt xuất huyết đang lây lan khắp cả nước. Những mẹ có con nhỏ cần chú ý bảo vệ con mình ngay từ hôm nay để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 50 – 100 triệu người trên thế giới mắc bệnh. Tỷ lệ tử vong có thể lên tới 2,5%.

Mỗi ngày có tới 130 ca mắc mới. (Ảnh VTV24)

Ở nước ta, theo khảo sát của Trung tâm tin tức VTV24 công bố, chỉ tính trong thời điểm giữa tháng 7 đã có tới 4200 ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội và con số này hiện tại vẫn đang không ngừng tăng lên. So với cùng kỳ năm ngoái, số bệnh nhân sốt xuất huyết ở thời điểm này đã tăng gấp 4 lần.

Trước thực trạng này, các bậc cha mẹ cần nhận biết được bệnh

Sốt xuất huyết thường xảy ra 3 mức độ khác nhau:

Sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh bảo thường xảy ra các triệu chứng lâm sàng như vật vã, lừ đừ, li bì. Bệnh nhân có triệu chứng đau bụng vùng gan, gan to, nôn nhiều, xuất huyết niêm mạc, đi tiểu ít….

Sốt xuất huyết nặng xảy ra khi người bệnh có dấu hiệu thoát huyết tương nặng, ứ dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng nhiều, có dấu hiệu xuất huyết nặng và suy tạng.

Sốc sốt xuất huyết có biểu hiện suy tuần hoàn cấp, thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 với triệu chứng lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp kẹt, tụt huyết áp...

Với những triệu chứng cơ bản, cha mẹ có thể xem xét tình hình bệnh của con để đưa đến những trung tâm y tế uy tín giúp việc điều trị, ngăn ngừa bệnh được kịp thời và nhanh chóng.

Bệnh được truyền từ muỗi. (Ảnh Pinterest)

Vệ sinh xung quanh nơi ở

Trước diễn biến khó lường của dịch bệnh, để chủ động và phòng chống sốt xuất huyết, mọi người nên kiểm soát hoạt động của muỗi truyền bệnh như tránh muỗi đốt kể cả ban ngày, diệt bọ gậy muỗi, loăng quăng và muỗi trưởng thành bằng các biện pháp hiệu quả và khả thi.

Để loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, bạn có thể thả cá vào tất cả các vật chứa nước trong nhà để diệt bọ gậy, loăng quăng.

Vệ sinh môi trường sống thông thoáng, loại bỏ những ổ chứa nước đọng là điểm sinh sản của muỗi như thường xuyên vệ sinh các chum, vại, chậu… chứa nước ngoài sân vườn.

Thu gom, hủy các vậy phấ thải xung quanh nhà, đặc biệt là những vật dụng có đọng nước giúp môi trường xung quanh không xuất hiện muỗi.

Biểu hiện cơ bản của sốt xuất huyết. (Ảnh Pinterest)

Sử dụng các phương pháp tự nhiên chống muỗi

Tinh dầu

Có rất nhiều loại tinh dầu trị muỗi, đuổi muỗi có thể sử dụng trong nhà, trong phòng như tinh dầu sả, tinh dầu bạch đàn chanh, tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu bạc hà, tinh dầu hoa phong lữ, tinh dầu tràm…

Cách sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên này cũng rất đơn giản. Bạn có thể nhỏ vài giọt lên trên quần áo, hoặc pha loãng với nước rồi bôi lên da, dùng đèn xông tinh dầu để khuếch tán mùi hương, pha vào nước để lau nhà hoặc xịt khắp phòng…

Có rất nhiều loại tinh dầu chống muỗi. (Ảnh Pinterest)

Trồng cây

Ở những khu vực dễ xuất hiện muỗi như cửa sổ, ban công, trước hiên nhà hay những khu vực vườn chứa đất ẩm ướt, bạn có thể xem xét, bố trí để trồng các loại cây vừa làm đẹp nhà vừa đuổi muỗi như sả, cúc vạn thọ, hoa oải hương, cây ngũ gia bì, cây hương thảo, hoa phong lữ, cây bạc hà, cây húng thơm, húng chanh, cây tùng thơm, hoa sen cạn, hoa dạ hương…

Húng. (Ảnh Pinterest)

Húng. (Ảnh Pinterest)

Oải hương. (Ảnh Pinterest)

Ngoài ra, bạn có thể thiết kế lưới chống muỗi cho các cửa chính và cửa sổ để tránh muỗi vào nhà. Khi đi ngủ mắc màn và bôi thuốc chống muỗi trước khi đi ra ngoài, nhất là vào buổi tối.

Theo Đời sống & Pháp lý

Nguồn GĐ&PL: http://giadinhphapluat.vn/sot-xuat-huyet-da-thanh-dich-me-nen-lam-gi-de-bao-ve-con-minh-p51916.html