Sóng lớn ập vào nhiều nước sau khi núi lửa Tonga phun trào

Vua Tonga Tupou VI đã được sơ tán khỏi cung điện gần bờ biển trong khi hàng loạt cư dân cũng phải trốn chạy đến khu vực cao hơn, do núi lửa phun trào gây cảnh báo sóng thần.

Sóng thần do núi lửa ở Tonga càn quét Thái Bình Dương Núi lửa dưới biển ở Tonga phun trào dữ dội gây ra đợt sóng thần lớn càn quét nhiều quốc gia ở hai bờ Thái Bình Dương và lan rộng đến tận Nhật Bản.

Cảnh báo sóng thần do núi lửa Tonga phun trào đã được đưa ra ở nhiều nơi hôm 15 và 16/1, trong đó có Nhật Bản, Australia, các bang Alaska, Hawaii, bờ biển phía Tây nước Mỹ và quần đảo Fiji, Guardian đưa tin.

Trang tin Islands Business cho biết một đoàn xe gồm cảnh sát và quân đội đã sơ tán Vua Tupou VI - Quốc vương của Tonga - khỏi cung điện gần bờ biển. Ông nằm trong số nhiều cư dân phải sơ tán đến khu vực cao hơn.

Lo ngại đợt phun trào mới lớn hơn

Hiện chưa có báo cáo về thương tích cũng như mức độ thiệt hại vì tất cả kết nối Internet với Tonga đã bị mất từ khoảng 18h40 ngày 15/1 (giờ địa phương).

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ ghi nhận vụ phun trào hôm 15/1 tương đương với động đất 5,8 độ ở độ sâu bằng không, theo AFP.

Nhà khoa học người New Zealand Marco Brenna, giảng viên cao cấp tại Trường Địa chất thuộc Đại học Otago, mô tả tác động của vụ phun trào là "tương đối nhẹ".

Tuy nhiên, ông cũng lo ngại khả năng xuất hiện thêm một vụ phun trào khác với tác động lớn hơn nhiều.

 Hình ảnh núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai phun trào ngày 15/1. Ảnh: AFP.

Hình ảnh núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai phun trào ngày 15/1. Ảnh: AFP.

Tại Tonga - nơi sinh sống của khoảng 105.000 người - video đăng tải lên mạng xã hội cho thấy những con sóng lớn dạt vào các khu vực ven biển, cuốn vào nhiều công trình.

CNN cho biết nhiều tuyến đường bị ngập nặng, tro bụi bao phủ khắp thành phố Nuku'alofa và kết nối điện thoại nhiều khu vực bị gián đoạn vào tối 15/1.

Theo Radio New Zealand, núi lửa Hunga-Tonga-Hunga-Ha'apai lần đầu tiên phun trào hôm 14/1, giải phóng một lượng tro bụi khổng lồ lên không trung khoảng 20 km. Đợt phun trào thứ 2 xảy ra vào 17h26 ngày hôm sau. Cục Khí tượng Australia ghi nhận sóng thần ập vào thủ đô cao gần 1,2 m bốn phút sau đó.

Nhà chức trách ở quốc đảo Fiji và Samoa gần đó cũng đưa ra cảnh báo, khuyến cáo người dân tránh xa bờ biển.

Cảnh báo tương tự cũng được đưa ra tại New Zealand. Ở khu vực đảo Nam của New Zealand, nhiều người cho biết họ nghe thấy âm thanh từ vụ phun trào. Người dân báo cáo tàu thuyền bị hư hại do sóng đánh ập vào một bến thuyền thuộc Whangarei ở đảo Bắc.

 Cặp đôi xem xét con thuyền bị hư hại tại Tutukaka, New Zealand, ngày 16/1 sau khi các đợt sóng biển từ vụ phun trào núi lửa quét vào khu vịnh. Ảnh: AP.

Cặp đôi xem xét con thuyền bị hư hại tại Tutukaka, New Zealand, ngày 16/1 sau khi các đợt sóng biển từ vụ phun trào núi lửa quét vào khu vịnh. Ảnh: AP.

Cục Khí tượng của Australia đã ban hành lệnh sơ tán đối với đảo Lord Howe và phần lớn bờ biển phía đông đất liền. Bãi biển Bondi của Sydney đã được sơ tán ngay trong đêm và cảnh báo về các mối đe dọa trên biển vẫn áp dụng vào sáng 16/1 theo giờ địa phương.

Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Quốc gia Mỹ cũng phát đi cảnh báo sóng thần cho các tiểu bang ở bờ Tây. Những khu vực nằm trong phạm vi có nguy cơ ảnh hưởng bởi sóng thần gồm các bang California, Oregon, Washington và phía nam Alaska.

Núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai, cách thủ đô Nukualofa của Tonga khoảng 65 km về phía bắc, đã phun trào dữ dội vào tối ngày 15/1 (giờ địa phương).

Sóng thần có thể cao tới 3 m ở Nhật Bản

Tại Nhật Bản, đợt sóng thần sau vụ phun trào núi lửa dưới đáy biển ngoài khơi quần đảo Tonga ở Nam Thái Bình Dương đã lan đến bờ biển của đất nước Mặt Trời mọc vào cuối ngày 15/1, Nikkei Asia đưa tin.

Hôm 15/1, trận sóng thần cao 90 cm đã được báo cáo tại khu vực Chichi-jima thuộc quần đảo Ogasawara, Nhật Bản lúc 22h52 (theo giờ địa phương). Vào 23h55, sóng thần đã đạt độ cao 1,2 m, được ghi nhận tại quần đảo Amami.

Một con sóng cao 90 cm cũng được báo cáo ở tỉnh Wakayama, miền Tây Nhật Bản lúc 0h31 ngày 16/1. Trong khi đó tỉnh Iwate ở phía bắc chứng kiến những con sóng cao 1,1 m được nhìn thấy lúc 2h26.

Nhật Bản đã phát đi cảnh báo sóng thần cho các hòn đảo phía nam của nước này ngày 16/1.

Cùng ngày, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết lúc 0h15, những con sóng cao tới 3 m có thể ập vào quần đảo Amami và quần đảo Tokara.

Trận sóng thần cao 90 cm đã được báo cáo tại khu vực Chichi-jima thuộc quần đảo Ogasawara, Nhật Bản lúc 22h52 (theo giờ địa phương). Vào 23h55, sóng thần đã đạt độ cao 1,2 m, được ghi nhận tại quần đảo Amami.

Một con sóng cao 90 cm cũng được báo cáo ở tỉnh Wakayama, miền Tây Nhật Bản lúc 0h31 ngày 16/1. Trong khi đó tỉnh Iwate ở phía bắc chứng kiến những con sóng cao 1,1 m được nhìn thấy lúc 2h26.

Nhật Bản đã phát đi cảnh báo sóng thần cho các hòn đảo phía nam của nước này ngày 16/1.

Một số chuyên gia cũng cảnh báo khu vực rộng lớn dọc theo bờ biển phía đông của Nhật Bản, từ Hokkaido đến Okinawa, cũng nhằm trong phạm vi có nguy cơ ảnh hưởng bởi sóng thần.

Phương Linh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/song-lon-ap-vao-nhieu-nuoc-sau-khi-nui-lua-tonga-phun-trao-post1290005.html