Siêu trực thăng tấn công AH-1Z Mỹ tham gia đánh phá thung lũng Panjshir?

Những chiếc trực thăng tấn công AH-1Z Viper do Mỹ sản xuất trong biên chế không quân Pakistan, được cho là đã bí mật xuất hiện để hỗ trợ Taliban, trong chiến dịch đánh chiếm thung lũng Panjshir từ tay Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan (FANR). Phía Pakistan chưa phản hồi về thông tin này.

Kênh truyền hình Fox News dẫn các nguồn tin từ Bộ chỉ huy Trung tâm Quân đội Mỹ (CENTCOM) cho biết, Quân đội Pakistan đã hoạt động rất tích cực ở thung lũng Panjshir, thành trì cuối cùng của lực lượng Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan.

Nguồn tin còn cho biết, Pakistan đã triển khai không quân với chiến đấu cơ, trực thăng tấn công và trực thăng vận tải để hỗ trợ Taliban đánh chiếm thung lũng Panjshir.

Nguồn tin còn cho biết, Pakistan đã triển khai không quân với chiến đấu cơ, trực thăng tấn công và trực thăng vận tải để hỗ trợ Taliban đánh chiếm thung lũng Panjshir.

Rõ ràng với thực lực hiện tại của FANR, nếu bị tấn công bằng không quân thì họ sẽ không thể chống đỡ. Đây là lý do khiến cho thung lũng Panjshir dù kiên cường đẩy lùi các cuộc tấn công của Taliban trong suốt thời gian dài, lại sụp đổ chỉ trong một đêm.

Rõ ràng với thực lực hiện tại của FANR, nếu bị tấn công bằng không quân thì họ sẽ không thể chống đỡ. Đây là lý do khiến cho thung lũng Panjshir dù kiên cường đẩy lùi các cuộc tấn công của Taliban trong suốt thời gian dài, lại sụp đổ chỉ trong một đêm.

Các trực thăng tấn công của Pakistan được cho là liên tục tấn công và phá hủy tất cả các cao điểm phòng thủ của FANR trong đêm 5/9. Vì thế đến buổi sáng 6/9 cánh cổng dẫn vào thung lũng Panjshir đã mở toang, Taliban chỉ việc kéo vào tiếp quản.

Phóng viên Jennifer Griffin của Fox News cho biết, Taliban đã hiệp đồng rất nhịp nhàng với các lực lượng của Quân đội Pakistan để đánh chiếm thung lũng Panjshir.

Phía Pakistan vẫn từ chối đưa ra bình luận về các cáo buộc trên, hiện trong biên chế của quân đội nước này đang có dòng trực thăng tấn công cực mạnh AH-1Z Viper do Mỹ sản xuất.

Vào năm 2015, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua quyết định đồng ý bán 15 chiếc AH-1Z cho Pakistan cùng với hơn 1.000 tên lửa không đối đất AGM-114R Hellfire II.

Vào năm 2015, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua quyết định đồng ý bán 15 chiếc AH-1Z cho Pakistan cùng với hơn 1.000 tên lửa không đối đất AGM-114R Hellfire II.

Tổng giá trị của hợp đồng mua trực thăng tấn công AH-1Z Viper này lúc đó lên đến hơn 950 triệu USD.

Tổng giá trị của hợp đồng mua trực thăng tấn công AH-1Z Viper này lúc đó lên đến hơn 950 triệu USD.

Pakistan đã nhận 3 chiếc đầu tiên trong năm 2017 và 9 chiếc tiếp theo trong năm 2018, số còn lại nhận vào đầu năm 2019.

Pakistan đã nhận 3 chiếc đầu tiên trong năm 2017 và 9 chiếc tiếp theo trong năm 2018, số còn lại nhận vào đầu năm 2019.

Với lịch sử hoạt động gần 50 năm, AH-1 Cobra là một trong những dòng trực thăng tấn công nổi tiếng nhất thế giới.

Với lịch sử hoạt động gần 50 năm, AH-1 Cobra là một trong những dòng trực thăng tấn công nổi tiếng nhất thế giới.

Và tiếp nối thành công của AH-1 Cobra chính là AH-1Z Viper. Đây là một trong những biến thể trực thăng tấn công mạnh nhất thế giới hiện nay.

Và tiếp nối thành công của AH-1 Cobra chính là AH-1Z Viper. Đây là một trong những biến thể trực thăng tấn công mạnh nhất thế giới hiện nay.

SAH-1Z Viper là dòng trực thăng tấn công duy nhất được thiết kế dành riêng cho lực lượng Thủy quân lục chiến (TQLC) Mỹ.

SAH-1Z Viper là dòng trực thăng tấn công duy nhất được thiết kế dành riêng cho lực lượng Thủy quân lục chiến (TQLC) Mỹ.

AH-1Z Viper được xem là biến thể nâng cấp toàn diện nhất của dòng trực thăng AH-1 kể từ năm 1965 cho tới nay. .

AH-1Z Viper được xem là biến thể nâng cấp toàn diện nhất của dòng trực thăng AH-1 kể từ năm 1965 cho tới nay. .

Chương trình phát triển AH-1Z Viper được TQLC Mỹ thai nghén từ tận giữa những năm 1990 và chính thức đi vào biên chế vào năm 2012.

Chương trình phát triển AH-1Z Viper được TQLC Mỹ thai nghén từ tận giữa những năm 1990 và chính thức đi vào biên chế vào năm 2012.

Thủy quân lục chiến Mỹ đang sở hữu khoảng 200 chiếc AH-1Z trong biên chế. Chúng cũng là dòng trực thăng tấn công chính được biên chế trên các tàu đổ bộ tấn công.

Thủy quân lục chiến Mỹ đang sở hữu khoảng 200 chiếc AH-1Z trong biên chế. Chúng cũng là dòng trực thăng tấn công chính được biên chế trên các tàu đổ bộ tấn công.

AH-1Z Viper có chiều dài 17,8m, chiều cao 4,37m và đường kính cánh quạt 14,6m. Mỗi chiếc AH-1Z có thể mang được hơn 2 tấn vũ khí và trang thiết bị quân sự.

AH-1Z Viper có chiều dài 17,8m, chiều cao 4,37m và đường kính cánh quạt 14,6m. Mỗi chiếc AH-1Z có thể mang được hơn 2 tấn vũ khí và trang thiết bị quân sự.

AH-1Z Viper đã nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực cũng như thông tin liên lạc công nghệ số để đáp ứng tốt hơn yêu cầu tác chiến trong chiến tranh hiện đại.

AH-1Z Viper đã nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực cũng như thông tin liên lạc công nghệ số để đáp ứng tốt hơn yêu cầu tác chiến trong chiến tranh hiện đại.

Hệ thống vũ khí trên AH-1Z Viper về cơ bản vẫn được giữ nguyên so với AH-1W với pháo tự động ba nòng 20mm M197 cùng 750 viên đạn

Hệ thống vũ khí trên AH-1Z Viper về cơ bản vẫn được giữ nguyên so với AH-1W với pháo tự động ba nòng 20mm M197 cùng 750 viên đạn

AH-1Z Viper có thể trang bị tất cả các loại vũ khí dùng cho trực thăng tấn công của Mỹ. Các tên lửa tấn công được triển khai trên 6 giá treo vũ khí được đặt ở cánh phụ

AH-1Z Viper có thể trang bị tất cả các loại vũ khí dùng cho trực thăng tấn công của Mỹ. Các tên lửa tấn công được triển khai trên 6 giá treo vũ khí được đặt ở cánh phụ

Mỗi cánh phụ của AH-1Z Viper có thể mang theo tới ba loại tên lửa tấn công khác nhau với ít nhất 4 tên lửa chống tăng dẫn đường AGM-114 Hellfire, hệ thống rocket phóng loạt 70mm Hydra 70 hoặc APKWS II và tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder.

Mỗi cánh phụ của AH-1Z Viper có thể mang theo tới ba loại tên lửa tấn công khác nhau với ít nhất 4 tên lửa chống tăng dẫn đường AGM-114 Hellfire, hệ thống rocket phóng loạt 70mm Hydra 70 hoặc APKWS II và tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder.

Với hệ thống vũ khí này AH-1Z Viper có thể tham gia tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau từ mặt đất cho đến cả không chiến.

Với hệ thống vũ khí này AH-1Z Viper có thể tham gia tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau từ mặt đất cho đến cả không chiến.

Mũ bay mới cũng là điểm sáng trên AH-1Z Viper khi nó hổ trợ tối đa phi hành đoàn trong tác chiến từ trên không.

Mũ bay mới cũng là điểm sáng trên AH-1Z Viper khi nó hổ trợ tối đa phi hành đoàn trong tác chiến từ trên không.

Bên cạnh việc hiển thị thông số bay hệ thống mũ bay thông minh còn cho phép phi công AH-1Z Viper điều khiển hệ thống vũ khí để tấn công mục tiêu.

Bên cạnh việc hiển thị thông số bay hệ thống mũ bay thông minh còn cho phép phi công AH-1Z Viper điều khiển hệ thống vũ khí để tấn công mục tiêu.

Buồng lái của trực thăng AH-1Z Viper được trang bị các hệ màn hình kỹ thuật số cho khả năng điều khiển trực quan. Điều này sẽ giúp phi công dễ dàng trong việc điều khiển.

Buồng lái của trực thăng AH-1Z Viper được trang bị các hệ màn hình kỹ thuật số cho khả năng điều khiển trực quan. Điều này sẽ giúp phi công dễ dàng trong việc điều khiển.

Bên cạnh đó tính năng bay của AH-1Z Viper cũng đã cải thiện đáng kể thông qua việc sử dụng rotor chính lắp cánh quạt 4 lá (các phiên bản trước dùng loại 2 lá).

Bên cạnh đó tính năng bay của AH-1Z Viper cũng đã cải thiện đáng kể thông qua việc sử dụng rotor chính lắp cánh quạt 4 lá (các phiên bản trước dùng loại 2 lá).

Nhờ động cơ mới Electrix T700-GE-401C mạnh mẽ hơn, trực thăng AH-1Z Viper có đạt tới tốc độ tối đa 337 km/h.

Nhờ động cơ mới Electrix T700-GE-401C mạnh mẽ hơn, trực thăng AH-1Z Viper có đạt tới tốc độ tối đa 337 km/h.

Tầm hoạt động của trực thăng AH-1Z Viper là 425 km, hoặc lên tới 715 km khi mang thêm bình nhiên liệu phụ.

Tầm hoạt động của trực thăng AH-1Z Viper là 425 km, hoặc lên tới 715 km khi mang thêm bình nhiên liệu phụ.

Ngoài việc cải thiện sức mạnh hỏa lực, hệ thống điện tử, độ cơ động, AH-1Z Viper còn được tăng cường khả năng sống sót trên chiến trường nhờ thiết kế ống xả động cơ độc đáo, nhằm tránh tên lửa tìm nhiệt.

Ngoài việc cải thiện sức mạnh hỏa lực, hệ thống điện tử, độ cơ động, AH-1Z Viper còn được tăng cường khả năng sống sót trên chiến trường nhờ thiết kế ống xả động cơ độc đáo, nhằm tránh tên lửa tìm nhiệt.

Cùng với đó là một số biện pháp phòng vệ thụ động khác như cảnh báo sớm, gây nhiễu điện tử và mồi bẫy nhiệt.

Cùng với đó là một số biện pháp phòng vệ thụ động khác như cảnh báo sớm, gây nhiễu điện tử và mồi bẫy nhiệt.

Với những tính năng đỉnh cao như vậy, AH-1Z Viper được cho là sát thủ trên không để hỗ trợ lực lượng mặt đất đánh phá các mục tiêu của đối phương.

Với những tính năng đỉnh cao như vậy, AH-1Z Viper được cho là sát thủ trên không để hỗ trợ lực lượng mặt đất đánh phá các mục tiêu của đối phương.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-sieu-truc-thang-tan-cong-ah-1z-my-tham-gia-danh-pha-thung-lung-panjshir-post479496.antd