Siêu điệp viên Liên Xô trộm bí mật bom nguyên tử của Mỹ thế nào?

Đại tá tình báo đối ngoại Rudolf Abel được biết đến nhiều với việc trộm bí mật bom nguyên tử của Mỹ. Cuộc đời siêu điệp viên của Liên Xô gây nhiều tò mò.

Rudolf Abel (tên thật là Viliam Henrykhovich Fisher) là siêu điệp viên làm việc cho Liên Xô với nhiều nhiệm vụ táo bạo. Ông trở thành huyền thoại trong giới tình báo.

Rudolf Abel (tên thật là Viliam Henrykhovich Fisher) là siêu điệp viên làm việc cho Liên Xô với nhiều nhiệm vụ táo bạo. Ông trở thành huyền thoại trong giới tình báo.

Sinh năm 1903 tại thành phố Newcastle upon Tyne, Anh, điệp viên Abel lớn lên trong gia đình bình thường. Do bố mẹ tích cực tham gia phong trào cách mạng nên bị chính quyền Sa hoàng đuổi ra khỏi nước Nga. Theo đó, gia đình ông chuyển đến Anh định cư. Chính tại nơi này, điệp viên huyền thoại của Liên Xô chào đời.

Sinh năm 1903 tại thành phố Newcastle upon Tyne, Anh, điệp viên Abel lớn lên trong gia đình bình thường. Do bố mẹ tích cực tham gia phong trào cách mạng nên bị chính quyền Sa hoàng đuổi ra khỏi nước Nga. Theo đó, gia đình ông chuyển đến Anh định cư. Chính tại nơi này, điệp viên huyền thoại của Liên Xô chào đời.

Khi còn nhỏ, Abel là một người trầm tính, mạnh mẽ và trung thực. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ông nghỉ học sớm. Ông theo học nghề nhân viên đồ họa tại phòng thiết kế và vừa phải tự học chương trình của trường phổ thông.

Khi còn nhỏ, Abel là một người trầm tính, mạnh mẽ và trung thực. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ông nghỉ học sớm. Ông theo học nghề nhân viên đồ họa tại phòng thiết kế và vừa phải tự học chương trình của trường phổ thông.

Với nghị lực phi thường và sự thông minh, ông Abel đỗ Đại học tổng hợp vào năm 16 tuổi. Vào năm 1920, gia đình Fisher trở lại Nga sinh sống.

Với nghị lực phi thường và sự thông minh, ông Abel đỗ Đại học tổng hợp vào năm 16 tuổi. Vào năm 1920, gia đình Fisher trở lại Nga sinh sống.

Kể từ năm 1924, ông Abel tham gia một số hoạt động tình báo bí mật của Liên Xô. Đến năm 1948, ông sử dụng bí danh Mark được cử đến Mỹ hoạt động tình báo.

Kể từ năm 1924, ông Abel tham gia một số hoạt động tình báo bí mật của Liên Xô. Đến năm 1948, ông sử dụng bí danh Mark được cử đến Mỹ hoạt động tình báo.

Trong thời gian ở Mỹ, ông Abel thiết lập mạng lưới tình báo rộng khắp với một số người có khả năng thu thập thông tin quan trong từ Trung tâm hạt nhân Los Alamos của Mỹ. Vợ chồng Morris Cohens và Lona là những thành viên nổi bật trong mạng lưới tình báo của ông Abel.

Trong thời gian ở Mỹ, ông Abel thiết lập mạng lưới tình báo rộng khắp với một số người có khả năng thu thập thông tin quan trong từ Trung tâm hạt nhân Los Alamos của Mỹ. Vợ chồng Morris Cohens và Lona là những thành viên nổi bật trong mạng lưới tình báo của ông Abel.

Nhờ vậy, ông Abel lấy trộm được một số tin tình báo quan trọng về dự án chế tạo bom hạt nhân của Mỹ rồi gửi về Liên Xô.

Nhờ vậy, ông Abel lấy trộm được một số tin tình báo quan trọng về dự án chế tạo bom hạt nhân của Mỹ rồi gửi về Liên Xô.

Tuy nhiên, đến năm 1957, ông Abel bị Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) bắt giữ tại khách sạn với tội danh hoạt động gián điệp. Trong suốt quá trình điều tra, ông luôn phủ nhận là điệp viên và nhất quyết không khai điều gì bất lợi cho tổ quốc. Dù vậy, ông vẫn bị kết án 32 năm tù.

Tuy nhiên, đến năm 1957, ông Abel bị Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) bắt giữ tại khách sạn với tội danh hoạt động gián điệp. Trong suốt quá trình điều tra, ông luôn phủ nhận là điệp viên và nhất quyết không khai điều gì bất lợi cho tổ quốc. Dù vậy, ông vẫn bị kết án 32 năm tù.

Đến ngày 10/2/1962, Mỹ và Liên Xô đạt thỏa thuận trao đổi tù nhân ở cây cầu Glienicker tại biên giới Đông và Tây Berlin. Theo đó, Mỹ trả tự do cho ông Abel trong khi Liên Xô trao trả phi công Francis Powers.

Đến ngày 10/2/1962, Mỹ và Liên Xô đạt thỏa thuận trao đổi tù nhân ở cây cầu Glienicker tại biên giới Đông và Tây Berlin. Theo đó, Mỹ trả tự do cho ông Abel trong khi Liên Xô trao trả phi công Francis Powers.

Sau khi trở về quê hương, điệp viên Abel được Liên Xô trao tặng huân chương Sao Đỏ, huân chương Lênin, huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng nhất và nhiều huân huy danh giá khác. Ngày 15/11/1971, ông qua đời và được chôn cất tại nghĩa trang Donsky, Moscow.

Sau khi trở về quê hương, điệp viên Abel được Liên Xô trao tặng huân chương Sao Đỏ, huân chương Lênin, huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng nhất và nhiều huân huy danh giá khác. Ngày 15/11/1971, ông qua đời và được chôn cất tại nghĩa trang Donsky, Moscow.

Mời độc giả xem video: CIA lên truyền hình chiêu mộ điệp viên. Nguồn: THDT.

Tâm Anh (theo Nytimes)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/sieu-diep-vien-lien-xo-trom-bi-mat-bom-nguyen-tu-cua-my-the-nao-1643886.html