Sài Gòn vừa mưa đã ngập: Cống thoát nước có cũng như không

Chỉ mới bắt đầu mùa mưa 2017 nhưng nhiều khu vực ở TP. HCM đã ngập nặng sau mưa. Đáng nói là hầu hết những cơn mưa đầu mùa này không lớn. Và tình trạng ngập diễn ra ngay cả ở những tuyến đường đã được đầu tư xây dựng hệ thống cống thoát nước hoàn chỉnh.

Ủy ban Kinh tế muốn sớm có thể chế cho đặc khu kinh tế

Đánh giá tình hình triển khai thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, Ủy ban Kinh tế nêu nhiều thách thức.

Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,7%, các quý còn lại phải tăng trung bình trên 7%, nhưng với điều kiện và tình hình thực tế năm 2017 thì mục tiêu này rất khó thực hiện, khả năng chỉ đạt khoảng 6,3-6,5%, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh nói.

Dẫn con số tăng trưởng tín dụng 4 tháng đầu năm tăng 5,76% so với cuối năm 2016, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh đây là mức tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cần phân tích về khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, đồng thời cần tiếp tục tăng cường kiểm soát rủi ro trong cho vay đối với lĩnh vực bất động sản, nhất là thị trường bất động sản phân khúc cao cấp để giảm thiểu nguy cơ về “bong bóng bất động sản” như thời gian trước đây. (Xem tiếp)

Chống ngập tại TP. HCM: Có cống cũng như không

Theo số liệu của Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP Trung tâm chống ngập (TTCN), hiện nay trên địa bàn TP có khoảng 35 tuyến đường bị ngập nước. Tuy nhiên, trên thực tế những cơn mưa vừa qua, số tuyến đường bị ngập cao hơn rất nhiều so với con số TTCN nêu ra. Trong đó có nhiều tuyến đường đã được đầu tư xây dựng hệ thống cống thoát nước hoàn chỉnh. Vì sao?

Theo TTCN, hiện nay trên địa bàn TP có 14 tuyến đường thường xuyên bị ngập nước khi mưa và 21 tuyến đường thỉnh thoảng… bị ngập. 21 tuyến đường này đã được xử lý ngập bằng các giải pháp cấp bách trước đây, tuy nhiên vẫn có thể xuất hiện ngập khi có những cơn mưa vượt tần suất (85,36mm cống cấp 2; 75,88mm cống cấp 3, mực nước triều +l,32m). (Xem tiếp)

Cử tri phản ánh “việc xử lý các vụ tham nhũng lớn còn chậm”

Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước do ông Nguyễn Thiện Nhân - Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam, trình bày trước Quốc hội sáng 22/5 cho thấy người dân lo lắng về một số vấn đề yếu kém nhiều năm chưa được đẩy lùi, khắc phục như: Tham nhũng, lãng phí, ô nhiễm môi trường...

Cử tri ghi nhận, việc phát hiện, xử lý kỷ luật đối với nhiều cán bộ, công chức, trong đó có cả các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao đã thể hiện quyết tâm chính trị và trách nhiệm rất lớn của Đảng, Nhà nước trước nhân dân. (Xem tiếp)

Lạm phát vụ trưởng, vụ phó ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “Do lịch sử để lại”

Vụ Kinh tế đối ngoại (Bộ KH&ĐT) đang lạm phát chức danh với 2 vụ trưởng, 5 vụ phó. Ảnh: Mpi.

Theo thông tin có được, hiện Vụ Kinh tế đối ngoại gồm 2 vụ trưởng: ông Lưu Quang Khánh (phụ trách chung toàn vụ) và ông Trần Nhật Thành, phụ trách Ban hợp tác với Lào và Campuchia. Ngoài ra, vụ này có 5 vụ phó gồm các ông, bà: Lê Việt Anh, Cao Mạnh Cường, Lê Minh Điển, Nguyễn Yến Hải, Nguyễn Thị Thanh Phương.

Trước đó, vụ này có thêm 1 vụ trưởng và 1 vụ phó vừa điều chuyển công tác đến đơn vị khác. Ông Trần Quốc Phương, Vụ trưởng kinh tế đối ngoại, kiêm Điều phối viên quốc gia về hợp tác tiểu vùng Mê Kông, vào cuối tháng 3/2017, được điều chuyển làm Vụ trưởng Tổng hợp kinh tế quốc dân. Vụ phó Trần Xuân Tiến chuyển công tác khỏi Vụ Kinh tế Đối ngoại vào cuối 2016. (Xem tiếp)

Bổ nhiệm cán bộ là người nhà gây bức xúc trong dư luận

Sáng 22/5, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017.

Bên cạnh những kết quả tích cực, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết trong những tháng đầu năm 2017, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp; xung đột, căng thẳng diễn ra ở nhiều nơi. Kinh tế thế giới có dấu hiệu khởi sắc nhưng còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, rủi ro.

Báo cáo của Chính phủ cũng cho biết kỷ luật, kỷ cương trong nhiều cơ quan, đơn vị và trong xã hội còn chưa tốt. Tinh giản biên chế chưa đạt mục tiêu đề ra... (Xem tiếp)

Nợ xấu của nền kinh tế thực tế là bao nhiêu?

Hôm nay (22/5), Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV chính thức bắt đầu và một trong những nội dung được thị trường tài chính kỳ vọng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, thừa ủy quyền của Thủ tướng sẽ trình bày tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng; tờ trình dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Sau 4 năm thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống TCTD cũng như sau khi Công ty Quản lý tài sản của các TCTD (VAMC) ra đời, đến nay về cơ bản, việc cơ cấu lại hệ thống TCTD đã đạt được một số kết quả nhất định, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã kiểm soát ở mức dưới 3%. (Xem tiếp)

Tuấn Việt

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/thoi-su/sai-gon-vua-mua-da-ngap-cong-thoat-nuoc-co-cung-nhu-khong-2792804.html