Sách giáo khoa xã hội hóa lớp 6 đầu tiên, dậy và học thế nào khi tích hợp 3 trong 1?

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố phê duyệt danh mục 32 sách giáo khoa lớp 2, 40 sách giáo khoa lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022. Đáng lưu ý, bộ sách lớp 6 Bộ Cánh Diều sẽ tích hợp nhiều môn học trước đây thành một môn học duy nhất.

Theo chương trình hiện hành, cấp THCS có 3 môn học là Vật lý, Hóa học, Sinh học, nhưng theo chương trình giáo dục phổ thông mới, 3 môn học này sẽ tích hợp trong 1 môn Khoa học tự nhiên. Điều khiến nhiều giáo viên và phụ huynh lo lắng là sẽ dạy và học như thế khi giáo viên đã quen với việc dạy đơn môn.

Về vấn đề này, PGS-TS Mai Sỹ Tuấn- Tổng Chủ biên sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6- Bộ cánh Diều đã có những chia sẻ tại buổi tọa đàm về "Những điểm ưu việt của bộ SGK lớp 2, lớp 6 xã hội hóa đầu tiên."

Theo đó, PGS.TS Mai Sỹ Tuấn cho rằng, đối với bộ SGK tích hợp, khi làm chương trình, chúng tôi đã bàn luận xây dựng môn Khoa học tự nhiên là môn tích hợp, còn Địa lý và lịch sử là môn học phối hợp. Ở Việt Nam, đây là môn học đầu tiên tích hợp, vì vậy để giáo viên có thể dạy được là một thách thức rất lớn. Việc viết sách lần này là mới và rất vất vả. Đây không còn là trách nhiệm mà còn cần có tình yêu thực sự với giáo dục mới có thể vượt qua.

Phương châm chúng tôi hướng đến: Sách tinh giảm, kế thừa sách hiện hành, đạt được yêu cầu của hiện đại lại phải thiết thực, gắn liền với cuộc sống. Từ đó khơi nguồn sáng tạo, giúp học sinh tư duy quá trình học tập. Đây cũng chính là quan điểm trong quá trình biên soạn sách giáo khoa. Yêu cầu kinh nghiệm kép: Hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy tích hợp cùng với đó là đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng phải phù hợp với năng lực học sinh.

Cũng theo PGS.TS Mai Vũ Tuấn, mỗi quốc gia sẽ có tích hợp khác nhau, chúng tôi chọn cách tích hợp ở mức độ vừa phải để phù hợp với giáo viên phổ thông, làm thế nào để giáo viên yên tâm. Mặc dù dạy môn tích hợp nhưng số lượng công ăn việc làm của thầy cô không thay đổi.

PGS.TS Mai Vũ Tuấn chia sẻ tại buổi tọa đàm "Những điểm ưu việt của bộ SGK lớp 2, lớp 6 xã hội hóa đầu tiên" do Báo Lao động tổ chức (ảnh Tô Thế)

Dạy và học tích hợp không phải hỗn độn môn này với môn kia

Về cách bố trí nội dung, PGS. Tuấn cũng khẳng định: "chúng tôi xây dựng theo mạch nội dung, tích hợp các kiến thức. Ví dụ khi cô giáo dạy về vật sống thì đây không chỉ đơn thuần là kiến thức sinh học, mà còn tích hợp nhiều kiến thức khác nhau, tuy nhiên, giáo viên dạy Sinh học sẽ là thuận lợi nhất khi dạy môn này. Khi thực hiện chương trình mới, bộ sách mới, những giáo viên nào chưa được bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo thì sẽ được đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên, chương tình mới, sách mới đòi hỏi thầy cô phải “cố lên” một chút, phải đổi mới để đáp ứng với sách mới".

Về đánh giá năng lực học sinh theo sách tích hợp mới, PGS-TS Mai Sỹ Tuấn cho hay ,trong chương trình mới sẽ chú trọng đánh giá năng lực của học sinh, điều này được tích lũy qua cả quá trình học tập dài, có kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ, khơi gợi khả năng liên hệ kiến thức của các em hơn là việc phải học thuộc, phải học ghi nhớ. Kết thúc mỗi phần đều có đánh giá định kỳ năng lực của học sinh. Tại sao việc dạy tích hợp là phụ hợp với quá trình dạy và học trong thời kỳ mới.

Theo chương trình hiện hành, cấp THCS có 3 môn học là Vật lý, Hóa học, Sinh học, nhưng theo chương trình giáo dục phổ thông mới, 3 môn học này sẽ tích hợp trong 1 môn Khoa học tự nhiên.

Theo chương trình hiện hành, cấp THCS có 3 môn học là Vật lý, Hóa học, Sinh học, nhưng theo chương trình giáo dục phổ thông mới, 3 môn học này sẽ tích hợp trong 1 môn Khoa học tự nhiên.

“Dạy học tích hợp là nhu cầu phát triển năng lực, môn nào cũng vậy, không chỉ môn tự nhiên, vì chỉ có dạy học tích hợp thì mới hình thành phát triển năng lực được. Đối với môn học tự nhiên để tìm ra nước nào không dạy là tích hợp rất khó, kể cả nước anh em của chúng ta là Lào và Campuchia cũng đã dạy tích hợp lâu rồi. Chúng ta phải hiểu đúng về tích hợp. Dạy và học tích hợp nhưng không phải hỗn độn môn này với môn kia mà vẫn phải dạy đúng như thế, nghĩa là kiến thức hóa học vẫn phải là hóa học, sinh học vẫn phải là sinh học, không biến dạng đi đâu cả, chẳng qua là chúng ta tích hợp các kiến thức, liên kết tạo thành mạch kiến thức với nhau. Chúng tôi đã nghiên cứu, xây dựng để phù hợp với chương trình dạy và học trung học cơ sở và phổ thông. Thực chất tích hợp này là tích hợp nông, chứ chưa phải tích hợp quá sâu, tích hợp thành chuyên đề. ”, PGS. Mai Vũ Tuấn chia sẻ.

H.Nguyên

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/sach-giao-khoa-xa-hoi-hoa-lop-6-dau-tien-day-va-hoc-the-nao-khi-tich-hop-3-trong-1-n187950.html