Rượu rắn: Ngâm thế nào để phát huy tác dụng?

Rắn cung cấp nhiều bộ phận làm thuốc: thịt, mật, nọc, xác lột. Đông y thường dùng thịt, mật, xác lột. Tây y chỉ dùng nọc. Rượu rắn có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng ngâm thế nào cho đúng?

Rượu rắn - thuốc quý cho nam giới Thịt rắn: Thịt rắn bổ, chữa thần kinh đau nhức, bán thân bất toại, tê liệt méo miệng, co giật, chữa nhọt độc… Mật rắn (xà đởm): Không có vị đắng, phối hợp với nhiều vị thuốc khác để chữa ho, vết đau bầm tím, đau lưng nhức mỏi… Xác rắn (xà thoái): Tính bình không độc, vị ngọt mặn vào can kinh khu phong, tan mộng chữa chứng kinh phong của trẻ em, sát trùng đau cổ họng, ghẻ lở… Nọc rắn độc (nazatox): Lưu ý nọc rắn rất độc có thể gây chết người vì vậy cần cẩn trọng. Cách chế rượu rắn: Để ngâm rượu thường chia thành bộ 3 con hoặc bộ 5 con; bộ 3 gồm hổ mang, cạp nong, rắn ráo; bộ 5 gồm hổ mang, cạp nong, rắn ráo, hổ trâu, rắn ba chỉ. Lột da mổ bỏ ruột, có người chặt bỏ đầu đuôi (hoặc để cả con cũng được), rửa bằng rượu gừng hoặc rượu quế rồi lấy giấy bản thấm sạch, chặt từng khúc sấy khô hoặc nướng cho vàng tán nhỏ ngâm với rượu 40o theo tỷ lệ 1 phần rắn 3 phần rượu, thời gian từ 15 ngày trở lên là được. Uống hằng ngày sau ăn bữa tối 20ml, phụ nữ có thai không dùng. Có thể chế rượu rắn với các vị thuốc: Rắn 1 bộ, thiên niên kiện 100g, cẩu tích 100g, huyết giác 100g, ngũ gia bì 100g, hà thủ ô đỏ 100g, kê huyết đằng 180g, trần bì 30g, tiểu hồi 20g, quế chi 10g, rượu 40o vừa đủ 10 lít. DS. Bùi Ngọc Thanh - suckhoedoisong.vn

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=33169&menu=1425&style=1