'Rùng mình' đặc sản vừa ăn vừa bịt mũi, giá đắt đỏ nhưng vẫn nổi như cồn

Thoạt nhìn món ăn này trông phần đáng sợ nhưng là món khoái khẩu của người dân Campuchia và trở thành đặc sản được bày bán có rất nhiều du khách tò mò.

Nhện chiên ở Campuchia khiến nhiều người trên thế giới tò vì sự độc đáo của ẩm thực "xứ sở chùa tháp". Muốn chế biến món ăn đặc sản này người dân địa phương đi bắt nhện Tarantula - một loại nhện độc.

Loài nhện này chủ yếu sống ở Kampong, một tỉnh cách Siem Reap hơn 200 km về phía đông nam. Khi nghe thấy món ăn "lạ" không phải ai cũng can đảm nếm thử.

Nhện độc là đặc sản kinh dị nổi tiếng nhất ở Campuchia.

Để làm được món ăn độc đáo có "1-0-2", người Campuchia thường cho những con nhện độc còn sống vào trong chảo dầu nóng, đảo đều đến khi giòn. Những con nhện sau khi rửa sạch được cho vào một chiếc chậu to, thêm chút gia vị gồm đường, muối, tiêu và tỏi băm, ướp cho ngấm đều và chiên giòn lên. Do được chiên trong dầu sôi nên nhện lông giòn bên ngoài và bên trong vẫn mềm. Nhiều người thường bắt đầu ăn từ các chân nhưng đây không phải là phần ngon nhất của con nhện. Chính thân nhện là phần nhiều hương vị nhất của món ăn. Ngay khi cắn vào phần bụng nhện, nội tạng bên trong sẽ nổ tung, tạo một cảm giác vô cùng độc đáo. Về hương vị, món nhện chiên được miêu tả khá tương đồng với thịt cua chiên, thơm ngậy và bùi. Đặc biệt, khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được món này gần giống với chân cua chiên giòn. Giá mỗi con nhện khoảng 1 USD (khoảng 24.000 đồng).

Nhện chiên giòn luôn hút thực khách dù giá đắt đỏ.

Được biết, món ăn này có lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ nạn đói của người dân Campuchia. Cho đến ngày nay, nhện chiên vẫn là món ăn vặt phổ biến trên đất nước, thậm chí còn có một thị trấn có biệt danh là Spiderville vì người dân ở đó rất thích ăn nhện.

Những năm trở lại đây, nếu như đối với các món làm từ côn trùng ở các nước khác, hầu như mục đích chủ yếu chỉ là để thu hút khách nước ngoài chứ người bản địa lại rất ít khi đụng đến. Tuy nhiên, món nhện độc ở Campuchia lại là một ngoại lệ. Bởi món ăn này là món khoái khẩu của người dân Campuchia, đồng thời cũng đã trở thành đặc sản lạ đối với du khách nước ngoài khi đến tham quan đất nước này.

Các thợ săn sẽ đi vào rừng sử dụng những chiếc cuốc để đào nhện. Khoảng tháng 5, 6, mùa mưa chính ở đây, là thời gian phù hợp cho việc đi săn bắt.

Loài nhện để chế biến món độc lạ này kích thước khá to, màu đen sẫm, cả tám chân và thân đều phủ lông, có con dài đến 9cm. Ở Campuchia, nhện đen (hay còn gọi là nhện nhảy) được gọi là a-ping, thường sinh sống dưới các hang nhỏ trong lòng đất. Vì đây là một loài nhện độc nguy hiểm nên người dân thường cố giết nhện ngay tại tổ trước khi bắt.

Không chỉ người dân trong nước mà du khách cũng thưởng thức đặc sản này do đó nguồn nhện ngoài tự nhiên không còn nhiều, việc bắt nhện cũng khó khăn nên giá thành của món ăn ngày một cao hơn. Nắm bắt cơ hội một số người dân đắp đất làm tổ để nuôi nhện như nuôi gia súc để đảm bảo nguồn nhện bán. Nhện nuôi sẽ lành hơn và sẽ không cần phải giết trước khi chiên giòn.

Một số lưu ý khi chế biến là đối với nhện hoang dã thì cần phải rửa sạch trước khi chế biến. Bên cạnh đó, để nhện đậm gia vị thì người nấu sẽ ướp nhện với xốt đường, muối, tỏi và lá thơm. Nhện khi đã ngấm xốt có thể mang đi chiên và ăn ngay mà không cần phải rắc thêm gia vị hay chấm.

Nói là đặc sản, kể cả sau khi chiên lên thì trông con nhện cũng không bớt đi phần nào hãi hùng. Toàn thân loài côn trùng lớn đen đúa, trông cứng đờ, một lớp lông đen cháy xém hiện rõ trên 8 chân của con nhện. Đối với các thực khách phương xa thì ăn nhện đen có thể là một trải nghiệm độc đáo khó quên.

Khi nhìn thấy món nhện chiên này, không phải du khách nào cũng đủ can đảm để thử nhưng ai cũng hiếu kỳ với món ăn kỳ lạ.

Do có giá khá cao nên ở Campuchia món nhện chiên không thường hay xuất hiện trong bữa cơm gia đình. Theo đó, người dân nơi đây sẽ ăn nhện chiên vào các dịp đặc biệt như sinh nhật hay họp lớp,...Khi ăn thì mỗi người chỉ ăn 1 - 2 con, không ăn quá nhiều.

Trúc Chi (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/dac-san-rung-minh-vua-an-vua-bit-mui-gia-dat-do-nhung-van-noi-a634975.html