Rạng rỡ Thơ Việt Nam trên gốm sứ

(ĐCSVN) – 15 áng thơ bất hủ cùng 55 câu thơ tuyển Việt Nam 10 thế kỷ qua khoe mình rạng rỡ trong muôn màu sắc và hình dáng của gần 700 tác phẩm gốm sứ Bát Tràng. Có thể nói, chưa bao giờ thơ ca Việt Nam và gốm sứ Việt Nam lại có cuộc hội ngộ kỳ diệu đến thế.

Là một trong những hoạt động đặc sắc nằm trong khuôn khổ Ngày Thơ Việt Nam lần thứ VIII tại Hà Nội, Triển lãm Thơ trên gốm sứ Bát Tràng diễn ra tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã đem đến cho người yêu thơ Việt Nam những rung động đặc biệt. Cuộc hội ngộ kỳ diệu của thơ ca và gốm sứ Có thể nói chưa bao giờ thơ ca Việt Nam và gốm sứ Việt Nam lại có cuộc hội ngộ kỳ diệu đến như vậy. 15 áng thơ bất hủ của các nhà thơ cổ điển Việt Nam cùng 55 câu thơ đặc sắc của Việt Nam được tuyển chọn trong 10 thế kỷ đã phô bày vẻ đẹp trong muôn màu sắc và hình dáng của gần 700 tác phẩm gốm sứ Bát Tràng. 15 chiếc bình gốm có kích cỡ lớn đã được dùng để thể hiện 15 bài tuyệt bút của các nhà thơ cổ điển Việt Nam gồm “Chinh điêu cát hãn” của Thái Tổ Lê Lợi, “Xuân hiểu” của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, “Bạc vãn túy qui” của Chu Thần Cao Bá Quát, “Độc Tiểu Thanh ký” của Tố Như Nguyễn Du, “Thăng Long hoài cổ” của Bà Huyện Thanh Quan, “Vịnh nhân tình thế thái” của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ, “Bài số 71” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Sông lấp” của Trần Tế Xương, “Hữu không” của Từ Đạo Hạnh, “Tự tình (1)” của Hồ Xuân Hương, “Nam quốc sơn hà” – khuyết danh, “Cáo tật thị chúng” của Mãn Giác Thiền Sư, “Ba Tiêu” của Ức Trai Nguyễn Trãi, “Thu điếu” của Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, “Nguyên tiêu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi bài thơ được khắc công phu bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, chữ quốc ngữ và tiếng Anh lên một bình gốm. Ngoài ra, 55 câu thơ hay của các nhà thơ cổ-kim cũng được chọn lọc để in trên hơn 600 sản phẩm gốm sứ nhỏ. Người xem có thể gặp lại những câu thơ đầy xúc cảm như “Ngoài phố mưa bay xuân bốc rượu/Tấc lòng mong mỏi cháy tê tê” của Thâm Tâm, “Đã vay dòng máu thơm thiên cổ/Phải trả ta cho mạch giống nòi” của Tố Hữu, “Có ai nghe thấy một tiếng vọng/ Thì thả con thuyền sang với tôi” của Trần Lê Văn, hay “Chim tha rác về đâu làm tổ/Cả khu vườn muốn bứt lá đem cho” của Hữu Thỉnh… Nặng tình với gốm sứ và thơ Nhà thơ Đỗ Trung Lai cũng chia sẻ: triển lãm được hoàn thành gấp rút trong vỏn vẹn 2 tháng, tập trung trong thời gian trước Tết Nguyên Đán nửa tháng và sau Tết Nguyên Đán 1 tuần. Những người thực hiện phải làm việc cả trong những ngày Tết, gần như dốc hết sức lực, tập trung tinh thần cao độ để hoàn thành một khối lượng công việc lớn. Gần 700 tác phẩm gốm sứ in, khắc thơ, trong đó có 15 bình gốm lớn được thực hiện tỉ mẩn và công phu bởi duy nhất một nghệ nhân Bát Tràng – Nghệ nhân Vũ Đức Thắng. Khó khăn nhất cũng chính là việc hoàn thành 15 chiếc bình gốm lớn. Do không phải là sản phẩm sản xuất hàng loạt được bày bán thông dụng trên thị trường nên 15 chiếc bình này đã phải trải qua một quy trình sản xuất đặc biệt nghiêm ngặt, có sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo yêu cầu chất lượng và tính nghệ thuật. Trò chuyện với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghệ nhân Vũ Đức Thắng không giấu nổi xúc động: . Mặc dù vậy, Nhà thơ Đỗ Trung Lai và Nghệ nhân Vũ Đức Thắng đều khẳng định mới chỉ hài lòng 60% về Triển lãm vì nếu có thêm thời gian thì Triển lãm sẽ còn đẹp hơn và hoàn thiện hơn nhiều./.

Nguồn ĐCSVN: http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=390762&co_id=30374