Ra mắt công trình chuyển đổi số Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM

Công trình chuyển đổi số Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM thể hiện không gian ba chiều của 29 tòa nhà cùng 50 phòng thí nghiệm điển hình của 12 khoa lên nền tảng số.

Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM phối hợp với Công ty Tư vấn Thiết kế Cảng - Kỹ thuật Biển Portcoast xây dựng công trình chuyển đổi số đa nền tảng, đa chức năng cho toàn bộ cơ sở vật chất trường.

Video: Ra mắt công trình chuyển đổi số Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM

Buổi lễ bàn giao và ra mắt công trình được tổ chức vào chiều ngày 10-10-2023.

 Công trình chuyển đổi số Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM thể hiện không gian ba chiều của 29 tòa nhà cùng 50 phòng thí nghiệm điển hình của 12 khoa qua hệ thống hình 360 độ. Trong ảnh nhân viên công ty đang giới thiệu về công trình. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN

Công trình chuyển đổi số Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM thể hiện không gian ba chiều của 29 tòa nhà cùng 50 phòng thí nghiệm điển hình của 12 khoa qua hệ thống hình 360 độ. Trong ảnh nhân viên công ty đang giới thiệu về công trình. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN

Công trình thể hiện không gian ba chiều của 29 tòa nhà cùng 50 phòng thí nghiệm điển hình của 12 khoa/trung tâm đào tạo, các trung tâm nghiên cứu, thư viện thông qua hệ thống hình 360 độ.

Bên cạnh đó còn có các thông tin song ngữ Việt - Anh, hình ảnh, âm thanh, video,... giới thiệu về các khoa, trung tâm, các loại thiết bị phục vụ giảng dạy.

Công trình chuyển đổi số còn tích hợp nhiều tính năng “động” khác, cho phép người dùng thao tác trực tiếp tại bất cứ điểm nào trên mô hình 3D của trường như đo đạc vị trí, tính toán các thông số hình học tọa độ XYZ, chu vi, diện tích, thông số màu, so sánh sự thay đổi về cơ sở vật chất giữa các năm.

Khi được tích hợp vào công trình thực tế ảo, các tính năng “động” trên giúp cung cấp thông tin chính xác và chi tiết về cơ sở hạ tầng của trường, từ đó góp phần tối ưu hóa công tác quản lý, bảo trì, sửa chữa, xây dựng cơ sở vật chất cũng như tăng cường hiệu quả quản trị số của Trường.

Bên cạnh đó, với việc tích hợp một số đầu sách điện tử lên trên nền tảng số, cho phép sinh viên dùng chung cơ sở dữ liệu cùng lúc mà không giới hạn về không gian, thời gian truy cập. Trên không gian ảo của thư viện, sinh viên có thể di chuyển đến giá sách và chọn vào cuốn sách đã được số hóa để đọc chúng.

 Nghi thức bàn giao công trình chuyển đổi số Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN

Nghi thức bàn giao công trình chuyển đổi số Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN

PGS.TS Trần Thiên Phúc, Phó Hiệu trưởng nhà trường gửi lời cảm ơn đến Công ty Tư vấn Thiết kế Cảng - Kỹ thuật Biển Portcoast - là công ty của cựu sinh viên trường.

Theo ông Phúc, công trình thực tế ảo này đã số hóa toàn bộ không gian trường, toàn bộ hình ảnh, nội dung thông tin, các mô hình 3D đều được thể hiện một cách rất chi tiết, chân thực. Đặc biệt công trình còn chứa rất nhiều tính năng mới so với các nền tảng trải nghiệm thực tế ảo (3D Virtual Tour) như tính toán, đo đạc, thông báo tình trạng thiết bị, tích hợp sách điện tử trong thư viện.... Đây sẽ là một công cụ hữu hiệu để đẩy mạnh công tác truyền thông, kiểm định chất lượng cũng như tăng cường hiệu quả quản trị số hệ thống cơ sở vật chất.

“Chúng tôi kỳ vọng phía công ty sẽ tiếp tục hỗ trợ trường nâng cấp các phiên bản của công trình chuyển đổi số này trong tương lai, thông qua việc số hóa các sách báo, tài liệu tham khảo; xây dựng mô hình 3D của máy móc, thiết bị; xây dựng hệ thống thông báo tình trạng thiết bị” - ông Phúc nói.

 PGS.TS Trần Thiên Phúc, Phó Hiệu trưởng nhà trường công trình thực tế ảo này sẽ là công cụ hữu hiệu để trường đẩy mạnh công tác truyền thông, kiểm định chất lượng. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN

PGS.TS Trần Thiên Phúc, Phó Hiệu trưởng nhà trường công trình thực tế ảo này sẽ là công cụ hữu hiệu để trường đẩy mạnh công tác truyền thông, kiểm định chất lượng. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN

Công trình chuyển đổi số Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM được hoàn thiện trong vòng một năm.

Trong đó, thời gian triển khai công tác thực địa (bao gồm chụp ảnh, đặt trạm laser scan, bay flycam) tại hai cơ sở của trường là 01 tuần, phần lớn thời gian dành cho việc xử lý, tổng hợp dữ liệu và lập trình xây dựng nền tảng Web-base chứa các tính năng của nền tảng thực tế ảo. Có tổng cộng 3528 hình ảnh đơn đã được chụp để ghép lại thành 143 hình ảnh 360 độ, cùng với đó là khoảng 194 trạm laser scan.

Chỉ cần có thiết bị điện tử kết nối mạng, người dùng có thể trải nghiệm công trình trên nhiều nền tảng khác nhau, từ máy tính đến điện thoại/IPad và kính thực tế ảo (kính VR).

NGUYỄN QUYÊN

Nguồn PLO: https://plo.vn/ra-mat-cong-trinh-chuyen-doi-so-truong-dai-hoc-bach-khoa-tphcm-post755790.html