Quán thơ xứ Đoài với các giải pháp tôn vinh sách và văn hóa đọc

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo tồn sách cũ, tôn vinh giá trị sách và lan tỏa văn hóa đọc, cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Hùng đã dành rất nhiều tâm huyết, thời gian, tiền bạc trong nhiều năm để sưu tầm xây dựng nên các bộ sách quí hiếm về đất và người xứ Đoài- Tây Thăng Long xưa, theo nhiều chủ đề, đồng thời ông tích cực vận động các nhà văn, nhà thơ tặng tác phẩm, bản thảo, kỷ vật để thành lập bảo tàng thơ văn xứ Đoài ngay tại nhà riêng của ông trên quê hương xứ Đoài Đan Phượng.

Góc không gian Xứ Đoài books: PGS.TS Nhà văn Trịnh Bá Đĩnh - Viện Văn học và NCS Nguyễn Tuyết Nhung tới tham quan, mượn tài liệu cho luận văn NCS về văn hóa xứ Đoài.

Sách có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện nhận thức, nhân cách của mỗi con người trong xã hội. Là kho tàng tri thức vô giá về mọi sự vật, hiện tượng của nhân loại, là chìa khóa vạn năng mở ra nhiều cánh cửa cho tương lai. Đọc sách là con đường ngắn nhất giúp chúng ta tích góp được mọi tri thức, ở mọi lĩnh vực để có thể phát triển bản thân ngày càng tốt hơn. Tổng thống Mỹ Barack Obama có nói: “Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn”.

Tại xứ Đoài books (Xứ Đoài Thi Quán, Quán thơ xứ Đoài), cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Hùng đã làm thơ in treo trước cửa nhà để bày tỏ tinh thần tôn vinh sách và văn hóa đọc:

Người ta gom đất, gom vàng

Còn tôi gom sách sau mang dùng dần

Mong sao con cháu chuyên cần

Ngày ngày đọc sách đọc tu thân nên người.

Hay:

Sách cho ta biết bao điều

Mở mang kiến thức rất nhiều cho ta

Những trang địa, sử nước nhà

Những trang văn học làm ta rạng ngời

Hãy mang sách đọc khắp nơi

Tâm hồn rộng mở, đời người ấm no.

(Tôn vinh sách và văn hóa đọc)

Xác định được tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, trong những năm qua Chính phủ liên tục ban hành những văn bản pháp luật, các quyết định nhằm thúc đẩy văn hóa đọc như: Quyết định số 284/QĐ-TTg ngày 24/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Sách Việt Nam; Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1862/QĐ-TTg ngày 04/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức: Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.

Hiện xứ Đoài books có gần ba nghìn đầu sách mọi thể loại: văn hóa, kinh tế, chính trị, tôn giáo, kỹ thuật, âm nhạc, mỹ thuật, tin học, lập trình, ngoại ngữ, Đông y, triết học, Phật giáo, lịch sử, địa lý, luận văn, kỹ năng sống,... Trong đó, sách về đất và người xứ Đoài, sách văn học chiếm số lượng nhiều nhất và có mọi thể loại thơ ca, chèo, lý luận phê bình, truyện ngắn, tiểu thuyết,… Các tập thơ của các CLB xã, phường các huyện xứ Đoài Hà Sơn Bình, Hà Tây xưa: Ba vì, Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức, Đan Phượng, Hà Đông… nên còn được nhiều nhà sử học, nhà văn, nhà báo gọi tên “Bảo tàng thơ văn” xứ Đoài.

Điều làm ông Hùng luôn thấy hạnh phúc là ông đang sở hữu rất nhiều tác phẩm (mà ông hay gọi là các đứa con tinh thần) của nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng vùng xứ Đoài và cả nước. Các bộ sách hiện có tại Xứ Đoài books:

- Bộ các tác phẩm tuyển thơ văn chung, tổng quan của các nhà thơ xứ Đoài xưa nay;

- Bộ các tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ: Thời kỳ trung đại TK13- TK19; Thời cận đại 1900-1945 và của hơn 100 các nhà văn thơ xứ Đoài thời hiện đại từ 1945 đến nay.

- Bộ các tác phẩm thi nhân xứ Đoài 1900-2000: Tản Đà, Quang Dũng, Ngân Giang, Phùng Cung, Tào Mạt, Xuân Quỳnh...

- Bộ sách và kỷ vật thời chiến các nhà văn thơ cách mạng nổi tiếng xứ Đoài: Quang Dũng, Tào Mạt; Hồ Phương, Nguyễn Trí Huân, Khuất Quang Thụy, Khổng Minh Dụ...

- Bộ sách xứ Đoài qua di sản văn hóa vật thể và phi vật thể: Đình, Đền, Chùa và Lễ hội nổi tiếng vùng xứ Đoài: Chùa (Hương, Tây Phương, Thầy, Mía, Hải Giác, Bối Khê..); Đền (Tô Hiến Thành, Và...); Đình (Hạ Hiệp, So…); Lễ hội Hai Bà Trưng Hát môn…

- Bộ sách của các nhạc sĩ và họa sĩ xứ Đoài: Trần Tiến, Phú Quang, Ngọc Khuê, Đoàn Bổng, Hoàng Lân-Hoàng Long, Sĩ Thắng, Phan Thị Ngọc Mỹ, Đỗ Sự...

Ngoài ra bảo tàng còn có các bộ sưu tầm:

+ Bộ sách các nhà văn thơ nữ nổi tiếng Việt Nam: Hồ Xuân Hương; Bà huyện Thanh Quan; Ngân Giang; Phan Thị Thanh Nhàn, Anh Thơ; Lâm Thị Mỹ Dạ; Xuân Quỳnh…

+ Bộ tác phẩm văn học được Giải thưởng Nhà nước của gần 100 các nhà thơ, nhà văn ba miền Bắc-Trung-Nam.

+ Bộ sách đặc biệt có chữ ký Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thư Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ;…

+ Bộ sách ông hoàng bà hoàng thơ tình Việt Nam.

+ Bộ sách các nhóm: Tự lực văn đoàn; Nhân văn giai phẩm được giải thưởng nhà nước; Quán chiêu văn; CLB Thơ Việt Nam…

Du xuân các lễ hội dân gian tại đình, chùa hàng năm tại các vùng xứ Đoài, ông thấy có nhiều hàng quán mở ra kinh doanh chưa văn minh, trò chơi có thưởng mang tính bạo lực như: Phi tiêu, Tôm cua cá ăn tiền… mà lại thường thu hút rất đông các trẻ em. Ông rất trăn trở và rồi thư viện, trạm đọc di động xứ Đoài books ra đời. Ông thiết kế và đóng các giá sách khổ 80 x120cm, xếp sẵn các bộ sách lên đó và với hai chuyến xe máy ông đem tới trưng bày sách lên giá vẽ tại các cổng đền, đình, chùa trong vùng khi có lễ hội cho mọi người xem miễn phí. Kết quả ông nhận lại không phải là tiền bạc mà những niềm vui vô giá khi được sự đón nhận của mọi tầng lớp tham gia lễ hội, già có, trẻ có. Nhiều em nhỏ say mê đọc tới 18 giờ cho dù trời tối và các hàng quán khác đã tạm nghỉ thì các em vẫn chăm chú xem sách. Phát biểu khi trả lời phỏng vấn truyền hình VTV1 ông nói mình làm trước tiên và mong muốn là thư viện các cấp xã, huyện trong cả nước sẽ mang ra phục vụ dân khi có lễ hội tại địa phương.

Trạm đọc cơ động xứ Đoài books - trưng bày sách tại lễ hội đền Tô Hiến Thành xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội.

Thư viện - trạm đọc cơ động xứ Đoài books của ông còn được ông đích thân mang phục vụ các em học sinh hàng năm tại các trường học lân cận vào các dịp cắm trại ngày lập đoàn 26/3, ngày sách và văn hóa đọc 21/4, khai giảng hàng năm kèm theo nhiều Pano, Áp phích song ngữ có ghi các câu châm ngôn, cách ngôn, lời có cánh,.. với nội dung tôn vinh giá trị sách và việc đọc sách dùng treo ở các gốc cây trong sân trường.

CCB Nguyễn Mạnh Hùng giới thiệu sách cho các em học sinh trường PTTH Đan Phượng .

Trạm đọc cơ động xứ Đoài books tham gia Trưng bày sách tại Trường THPT Đan Phượng dịp tuần lễ Văn hóa đọc, BGH cô Hồng Ngọc Hiệu trưởng, nhà văn Bùi Việt Mỹ tặng sách và các nhà thơ Đào Tuyết Thành, Cù Thùy Loan và Bùi Minh Huế tham gia.

Các Hội nghị thơ của nhiều CLB thơ địa phương trong vùng xứ Đoài Sơn Tây, Thạch Thất, Hoài Đức, Đan Phượng… cũng rất phấn khởi, nhiệt liệt chào đón Thư viện – Trạm đọc di động xứ Đoài books mỗi khi ông mang tới phục vụ.

Trạm đọc cơ động xứ Đoài books - Trưng bày sách tại Văn miếu Sơn Tây vào đầu xuân, TS Đinh Công Vỹ, nhà thơ Vương Duy Miên tặng sách cho Xứ Đoài Books.

Các tác phẩm hay cũng được ông lựa tuyển và biên tập thành các video review giới thiệu sách và phát trên kênh Youtobe BỜM XỨ ĐOÀI, BẢO TÀNG THƠ XỨ ĐOÀI… để cho nhiều bạn đọc khắp nơi, trong và ngoài nước biết.

Kênh truyền thông của xứ Đoài books-Xứ Đoài Thi Quán.

Tại Quán thơ xứ Đoài (Xứ Đoài Books), ông cũng thường tổ chức các buổi gặp gỡ với nhiều câu lạc bộ thơ địa phương vùng lân cận và các vùng miền khác tới tham quan về các bộ sưu tầm sách tại quán, giao lưu thơ ca, bình thơ và giới thiệu các tác phẩm mới của các nhà thơ,nhà văn xứ Đoài và nhiều lần có được sự hỗ trợ lan tỏa của các đài báo và truyền hình VTV1, VTV3, QĐND, Nhân dân TV, Lao động TV, HN1, VTC9…

Một buổi giới thiệu các tác phẩm mới của nhạc sĩ Lê Mây, thi nhân Phùng Cung, nhà thơ Bùi Phương Thảo tặng sách và giới thiệc các phẩm mới của nhà thơ Quang Dũng (có sự tham gia của truyền hình Nhân dân TV và các em học sinh THPT Đồng Tháp).

Đoàn nhà thơ nữ của Hội nhà văn Hà Nội tham quan giao lưu Quán thơ xứ Đoài, từ trái qua phải: Các nhà thơ Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thị Thiện, Hồng Huyên, Hạnh Mai…

Đặc biệt ông dành nhiều ưu tiên để chào đón và giới thiệu cho các nhóm, các đoàn học sinh tới tham quan sách, cho các em mượn về xây dựng Poscad, video clip nhằm rewiev quảng bá sách mới…

Đoàn cô giáo Chu Sen, Hồng Hạnh và các em học sinh các trường PTTH Hồng Thái, Đan Phượng qua tham quan, học tập và giao lưu tại Quán thơ xứ Đoài.

Trưng bày bộ sưu tập thơ văn Quang Dũng bên cạnh tượng nhà thơ Quang Dũng đặt tại trường tiểu học thị trấn Phùng huyện Đan Phượng.

Để có thêm nguồn sách phong phú cho các công việc trên và xây dựng Bảo tàng thơ văn xứ Đoài, ông cũng thường xuyên đi đến vận động các nhà văn, nhà thơ tặng sách, bản thảo hay kỷ vật và ông luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng của cả nước:

1- PGS.TS Nhà LLPB văn chương Vũ Nho. 2-Nhà báo, nhà thơ Hoàng Việt Hằng

1- Nhà văn Đỗ Doãn Quát. 2- Nhà thơ Khải Hưng. 3- Nhà văn Phan Cát Cẩn.

1- Nhà văn Đào Ngọc Chung. 2- Họa sĩ Phan Thị Ngọc Mỹ. 3- Nhà LLPB Nguyễn Thị Thiện

1- Nhạc sĩ Ngọc Khuê. 2- Thiếu tướng, nhà văn Khổng Minh Dụ. 3- Nhà văn Nguyễn Thị Bình .

1- Nhà thơ Nguyễn Duy Nguyên, Nguyễn Xuân Lai. 2- Giám đốc trung tâm minh triết thơ Đường Trần Đức Hùng. 3- Nhạc sĩ Đoàn Bổng

1- TS, Nhà văn Lê Hữu Tỉnh. 2- Nhà nghiên cứu VNDG Yên Giang. 3- Nhà thơ Đào Tuyết Thành

1- Nhà thơ dân tộc Chăm InraSara. 2- Nhà văn Phan Văn Đà. 3- Nhà giáo Đỗ Tiến Bảng

1- Nghệ nhân nhân dân ca trù Minh Tam. 2- TS nhà thơ Nguyễn Văn Long. 3- Nhạc sĩ Sĩ Thắng, nhà thơ Cù Thùy Loan và Bùi Minh Huế.

1- Cụ đồ Nguyễn Công Canh. 2- CN Liên hiệp các CLB di sản thơ truyền thống xứ Đoài Nguyễn Anh Tuấn. 3- Chủ nhiệm Chủ nhiệm CLB Thư pháp Việt UNESCO Đình Ngọc

1- Nhà văn Khuất Quang Thụy. 2- Nhà thơ Nguyễn Thị Ngọc Mai GĐ TTNC bảo tồn & phát huy Thơ Ca Đất Việt. 3 -Họa sĩ: Kiều Hải, nhà văn Nguyệt Chu, nhà thơ Khuất Quang Thảo.

1- Dị nhân Văn Thùy. 2- Nhà giáo Tô Phạm Phú Xuyên. 3- Nhà thơ Phạm Duy Trưởng

1- Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn. 2- CN CLB VNS xứ Đoài Đào Hà. 3- Nhà văn Lê Tự, Phạm Minh Tân, Nhà thơ Cù Thùy Loan và Nguyễn Xuân Lai

Chân Hương

Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/quan-tho-xu-doai-voi-cac-giai-phap-ton-vinh-sach-va-van-hoa-doc-a23976.html