Quân khu 2 gồm những tỉnh nào? Cấp bậc hàm cao nhất của Tư lệnh Quân khu 2

Quân khu 2 nằm ở đâu? Quân khu 2 gồm những tỉnh nào? Cấp bậc hàm cao nhất của Tư lệnh Quân khu 2 là gì? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.

Quân khu 2 gồm những tỉnh nào? Cấp bậc hàm cao nhất của Tư lệnh Quân khu 2

Quân khu 2 nằm ở đâu? bao gồm những tỉnh nào?

Quân khu 2 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, nằm ở vị trí địa - chính trị chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại trong thế bố trí chung của cả nước, có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy lực lượng vũ trang 3 thứ quân chiến đấu bảo vệ các tỉnh vùng Tây Bắc và nửa phía Tây của Miền Bắc Việt Nam.

Nằm ở phía Bắc và Tây Bắc Bắc bộ, địa bàn Quân khu bao gồm 9 tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, với 84 huyện, thành, thị; 1.538 xã, phường, thị trấn; diện tích tự nhiên khoảng 65 nghìn km2. Có đường biên giới chung với các nước Lào và Trung Quốc dài 1.402 km, với 14 cửa khẩu (trong đó 2 cửa khẩu quốc tế; 6 cửa khẩu quốc gia; 6 cửa khẩu phụ). Địa hình chủ yếu là rừng núi, xen kẽ là đồi núi thấp và thung lũng nên rất hiểm trở và hết sức phức tạp. Trên địa bàn Quân khu có 34 dân tộc anh em cùng sinh sống.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, LLVT Quân khu 2 đã xây dựng, chiến đấu và không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, góp phần tạo nên những thành tựu và thắng lợi to lớn của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới.

(Theo Cổng TTĐT Bộ Quốc Phòng)

Cấp bậc hàm cao nhất của Tư lệnh Quân khu 2

Căn cứ Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (sửa đổi 2014) quy định cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:

- Tư lệnh, Chính ủy:Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ;

- Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cảnh sát biển Việt Nam;

- Giám đốc, Chính ủy các học viện: Lục quân, Chính trị, Kỹ thuật quân sự, Hậu cần, Quân y;

- Hiệu trưởng, Chính ủy các trường sĩ quan: Lục quân I, Lục quân II, Chính trị;

- Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng không quá ba; Phó Chính ủy Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng là một;

- Cục trưởng các cục: Tác chiến, Quân huấn, Quân lực, Dân quân tự vệ, Tổ chức, Cán bộ, Tuyên huấn, Nhà trường, Tác chiến điện tử, Công nghệ thông tin, Cứu hộ - Cứu nạn, Đối ngoại;

- Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng; Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc phòng;

- Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng;

- Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108;

Như vậy, cấp bậc quân hàm cao nhất của Tư lệnh Quân khu 2 là Trung tướng, Đô đốc Hải quân.

Hiện nay, Tư lệnh Quân khu 2 là Trung tướng Phạm Hồng Chương.

Thẩm quyền bổ nhiệm Tư lệnh Quân khu 2

Cụ thể tại khoản 1 Điều 25 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (sửa đổi 2014), thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:

- Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân;

- Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;

- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Tòa án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Thủ tướng Chính phủ sẽ có thẩm quyền bổ nhiệm Tư lệnh Quân khu 2.

(theo TVPL)

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/quan-khu-2-gom-nhung-tinh-nao-cap-bac-ham-cao-nhat-cua-tu-lenh-quan-khu-2-267882.html