Phù Ninh nâng cao sản xuất công nghiệp - TTCN

PTĐT - Năm 2020, trước diễn biến phức tạp và khó lường của dịch bệnh COVID-19, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phù Ninh chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Công ty TNHH TPS Việt Nam (CCN Tử Đà - An Đạo) sản xuất trên 8.200 tấn sản phẩm bao bì/năm, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.

Công ty TNHH TPS Việt Nam (CCN Tử Đà - An Đạo) sản xuất trên 8.200 tấn sản phẩm bao bì/năm, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.

PTĐT - Năm 2020, trước diễn biến phức tạp và khó lường của dịch bệnh COVID-19, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phù Ninh chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Sau tháng 4 tạm nghỉ do thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động sản xuất công nghiệp - TTCN trên địa bàn dần ổn định, tăng trưởng, thị trường tiêu thụ được mở rộng nhất là doanh nghiệp FDI đã có những tín hiệu khởi sắc.
Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện năm nay ước đạt trên 9.947,3 tỷ đồng, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng ước tăng bình quân 11%; vượt so với mục tiêu Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện. Con số tăng trưởng này có được là nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các ngành và nỗ lực của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp Phú Gia, Đồng Lạng, Tử Đà- An Đạo. Hiện nay 3 cụm công nghiệp này đã thu hút được 16 dự án trong nước và nước ngoài đầu tư sản xuất kinh doanh hoạt động ổn định với tổng mức đầu tư 180,5 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy đạt 18,8%. Trong đó có 35 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI hoạt động sản xuất công nghiệp với tổng vốn đầu tư trên 140 triệu USD. Sản phẩm chủ yếu là vải bạt PP, PE; linh kiện điện tử; hàng may mặc, giầy thể thao; thảm trải nền bằng plastic... tăng từ 2,4% đến 20% so cùng kỳ xuất khẩu đi thị trường Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Tây Á, Trung Quốc...Cùng với sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, Tổng Công ty Giấy Việt Nam và 77 doanh nghiệp tư nhân khác cũng áp dụng các dây chuyền máy móc tiên tiến, hiện đại và điều chỉnh, mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, sản lượng. Tuy hoạt động này chưa nhiều, nhưng các doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất ổn định, mức tăng doanh thu trung bình hàng năm từ 5-8% so cùng kỳ.Mặc dù Việt Nam có sự kiểm soát tốt, song dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Trước thực trạng đó, các doanh nghiệp đã khắc phục khó khăn đưa sản phẩm tiêu thụ ra nước ngoài. Năm 2020 tổng giá trị xuất khẩu ước đạt 190 triệu USD, giá trị nhập khẩu ước đạt 18 triệu USD. Nhờ đó sản xuất công nghiệp-TTCN trên địa bàn có bước phát triển tích cực, các sản phẩm sản xuất ngày càng đa dạng, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; một số sản phẩm mới đem lại giá trị kinh tế cao, dây chuyền công nghệ sản xuất được đầu tư đổi mới, áp dụng khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp- TTCN trên địa bàn huyện.Với mục tiêu đồng hành cùng doanh nghiệp để từng bước tháo gỡ khó khăn, chính quyền các cấp phối hợp chặt chẽ, chủ động hỗ trợ, tư vấn chuyển giao ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất; thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình và kịp thời chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp; thực hiện cải cách thủ tục hành chính, triển khai các quy hoạch, kế hoạch và đưa ra các phương án tăng trưởng để thu hút đầu tư.Cùng với các dự án đã đăng ký, đi vào hoạt động, năm 2020 huyện Phù Ninh đã thu hút thêm 13 dự án, trong đó có 4 dự án điều chỉnh, 7 dự án mới và 2 dự án giới thiệu địa điểm với tổng vốn đầu tư 176 tỷ đồng. Đó là các dự án: Nhà máy Bao bì công nghệ Eco, tổng mức đầu tư 55 tỷ đồng; Nhà máy gạch không nung, công suất 30 triệu viên/năm với tổng mức đầu tư 13,5 tỷ đồng; Trạm trộn bê tông thương phẩm Hùng An công suất 800 tấn/ngày, tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng; Nhà máy chiết xuất sinh học nano thế hệ thứ 6 Việt - Nga sản xuất khoáng sinh học nano sử dụng trong nông nghiệp, công suất 2 triệu lít/năm, tổng mức đầu tư 65 tỷ đồng.Tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp- TTCN. Trong thời gian tới huyện Phù Ninh tiếp tục tăng cường thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp; xây dựng và phát triển nghề truyền thống, nhân cấy nghề mới, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Huyện tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo môi trường sinh thái; chú trọng công tác bồi dưỡng trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, nâng cao tay nghề công nhân trong các doanh nghiệp; đào tạo nghề cho lao động trong khu vực nông thôn; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu để tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm đầu ra cho các sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo, phấn đấu đưa huyện Phù Ninh phát triển nhanh, bền vững.

Phương Uyên

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/kinh-te/cong-nghiep/202012/phu-ninh-nang-cao-san-xuat-cong-nghiep-ttcn-174675