Phiên sáng 25/8: “Kết luận điều tra khẳng định nhóm HĐQT ngân hàng Đại Tín không phạm tội”

Phiên sáng nay các đương sự liên quan và các luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự tiếp tục tranh luận và bào chữa trong vụ đại án 9.000 tỷ đồng tại ngân hàng Xây Dựng (VNCB).

F5 để cập nhật...

Đại diện ngân hàng TNHH MTV Xây Dựng (CBBank)

Số tiền 5.190 tỷ đồng vay vốn cầm cố bằng sổ tiết kiệm là bình thường, do đó CBBank đề nghị tất toán sổ tiết kiệm để trả nợ là bình thường.

Về khoản tiền 5.190 tỷ đồng được cho là chuyển từ tài khoản của bà Bích sang tài khoản ông Danh, về việc này tôi có quan điểm như sau: bà Bích khẳng định không có giao dịch với Phạm Công Danh, nhưng trong quá trình thu thập thông tin thì có rất nhiều tiền từ tài khoản của bà Bích chuyển sang tài khoản của ông Danh chứ không phải chỉ có ngày 21/6 và 21/8/2013. Nói như ông Danh đã khai thì việc chuyển tiền được thực hiện từ năm này qua năm khác.

Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho CBBank

Bà Bích đề nghị CBBank phải trả tiền cho nhóm của bà, tuy nhiên từ lúc khai mạc phiên tòa ông Trần Quý Thanh không đến và ủy quyền cho người đại diện. Bà Trần Ngọc Bích chỉ đến vài lần và ủy quyền cho đại diện của mình.

Tôi thấy các chứng cứ phải được cung cấp tại phiên tòa và những người trực tiếp liên quan đến vụ án phải tham gia đối chất thì mới làm rõ vấn đề.

Ông Hoàng Đình Quyết đã khai tại tòa đây là nhóm khách hàng VIP nên tạo mọi điều kiện cho khách hàng.

Bà Bích cho rằng mọi giao dịch của bà Bích phải thông qua bà Bích và người đại diện của bà Bích.

Theo ông Quyết thì ông Danh đã phải trả lãi cho nhóm bà Bích và nhóm bà Bích có cho ông Danh vay lại và tiền được chuyển vào tài khoản của bà Bích.

Đối với 5.190 tỷ đồng nhóm bà Bích vay ngày 21/6 và 21/8/2013. Tiền chuyển lòng vòng cuối cùng về tài khoản Trần Quý Thanh. Trong hai ngày 21/6 và 21/8/2013 không có số tiền nào chuyển vào VNCB . Cụ thể, khoản vay 21/6 vay số tiền 3.100 tỷ đồng nhóm bà Bích nợ chứng từ và mãi sau này mới trả và chỉ là bản photo có công chứng.

Bà Bích nói là không biết ông Danh là không hợp lý. Bà Bích cho bà Phạm Trang vay với số tiền rất lớn mà không có chứng từ cũng là không hợp lý. Nguyễn Thị Thu Hương là nhân viên của tập đoàn Thiên Thanh giao tiền cho Vũ Anh Tuấn và Nguyễn Tấn Lộc và có ghi chép lại.

Bà Bích khai không cho ông Danh vay tiền thì khoản tiền 5.190 tỷ đồng chuyển vào tài khoản bà Bích là do Phạm Thị Trang trả cho khoản vay trước đó. Nhưng ngày 21/6 và 21/8/2013 không có chứng từ nào thể hiện Trang chuyển tiền cho Bích mà tiền từ ông Danh chuyển sang cho Trần Quý Thanh. Phía bà Bích cũng không cung cấp được chứng từ đã cho Trang vay và trả tiền. Tại phiên tòa bà Bích đã khai giao cho Vũ Anh Tuấn và Nguyễn Tấn Lộc đi giao dịch với Phạm Thị Trang và Nguyễn Thị Thu Hương.

Qua các tài liệu này có thể khẳng định, tiền của bà Bích chuyển qua tài khoản Phan Minh Tùng rồi đến tài khoản của ông Danh và cuối cùng chuyển về tài khoản Trần Quý Thanh.

Bản chính ủy nhiệm chi 21/6/2013 không được lưu trong hồ sơ, còn chứng từ 21/8/2013 chứng từ không hoàn trả cho ngân hàng.

Nếu tiền từ tài khoản bà Bích không chuyển sang tài khoản ông Danh thì tài khoản vẫn còn tiền, nhưng sau đó khi khoản vay đến hạn thì nhóm bà Bích xin gia hạn 3 lần. Từ tháng 8/2013, lãi suất không kỳ hạn 1,3%/năm, trong khi đó bà Bích phải trả lãi 11,5%/năm nhân với 5190 tỷ đồng thì nhóm bà Bích bị thiệt hại 473 – 573 tỷ đồng/năm. Như vậy rất thiệt hại cho nhóm bà Bích và không phù hợp với việc sinh lợi cho dòng tiền.

Ngày 21/10/2013 bà Bích xin gia hạn khoản vay 21/8/2013 với lãi suất điều chỉnh hơn 12%/năm, nhiều khoản vay cũng phải xin gia hạn và lãi suất được điều chỉnh tăng. Qua việc này tài khoản nhóm Trần Ngọc Bích không còn tiền.

Khoản vay 300 tỷ đồng được cho là không ký hợp đồng vay, nhưng ông Mai Hữu Khương trực tiếp tham gia khẳng định 20/12/2013 cho nhóm Bích vay số tiền này nhưng ông Khương không cho nợ chứng từ thì Tân Hiệp Phát đã phải fax chứng từ đến VNCB. Nếu nhóm Trần Ngọc Bích không vay nợ thì nhóm bà Bích lại dùng máy fax chuyển lại VNCB hợp đồng vay tiền, nếu không vay thì những sổ tiết kiệm lại phải thế chấp trong hồ sơ vay. Hiện trong hồ sơ của ngân hàng không có dịch vụ lưu ký sổ tiết kiệm của nhóm Trần Ngọc Bích tại VNCB. Vậy lời khai của Khương và Quyết là đúng.

Từ những phân tích trên, số tiền 5.190 tỷ đồng từ ngày 21/6 và 21/8/2013 tiền chuyển từ Bích sang Danh và sang Thanh thì thực chất là tiền ông Danh vay lại của Bích và ông Danh phải chuyển thêm 80 tỷ đồng trả cho khoản tiền ngày 21/6 và 21/8/2103 và không có khoản tiền nào của Phạm Thị Trang.

Trước phiên tòa nhóm bà Bích tiếp tục khẳng định không cho ông Danh vay tiền. Đề nghị HĐXX xem xét thu hồi khoản tiền này từ ông Trần Quý Thanh, nếu tiền đã được thu hồi 21/6, 26/7 và 30/7 và 21/8/2013 với tổng cộng là 10.680 tỷ đồng. Bên cạnh đó tài khoản bà Bích có 5190 tỷ đồng, đối trừ thì bà Bích vẫn phải trả 5.490 tỷ đồng.

CBBank đã có kiến nghị cho ngân hàng tất toán các sổ tiết kiệm để thu hồi nợ. Riêng 3 hợp đồng tiền gửi của Bích không có trên hệ thống VNCB mà tiền đã được chuyển vào tài khoản của ông Danh.

Hoàng Văn Toàn (nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng Đại Tín) – đại diện cho Hội đồng tín dụng cũ của ngân hàng

- Sử dụng kết quả thẩm định tài sản thế chấp: Hội đồng quản trị (HĐQT) đã ban hành quy định 30 nêu việc thẩm định giá tài sản căn cứ vào tổ chức chuyên môn thẩm định. Đối với tài sản lớn thì phải do bộ phận chuyên môn thẩm định và áp dụng cho các đơn vị được giao chức năng cấp tín dụng. Vậy chi nhánh Sài Gòn sử dụng chứng thư thẩm định giá củ DATC là đúng.

- Quyết định cấp tín dụng và phê duyệt: HĐQT đã quy định trong quyết định 78, Hội đồng tín dụng cấp quyết định tín dụng và phê duyệt tín dụng. Như vậy, Hội đồng tín dụng (HĐTD) ngân hàng không có chức năng cấp tín dụng và chi nhánh quyết định cấp tín dụng. Điều này tránh việc khách hàng mua chuộc cán bộ tín dụng. Như vậy, HĐTD cấp trên chỉ phê duyệt cấp tín dụng các chi nhánh. Nếu vượt hạn mức tín dụng được cấp của chi nhánh thì phải trình lên HĐTD cấp trên, và chúng tôi không gặp trực tiếp khách hàng. Trong đó có việc bỏ phiếu để quyết định cấp tín dụng.

- Hiệu lực phê duyệt của chi nhánh: khoản cho vay vào tháng 12/2012 và có kỳ hạn 1 năm, đến tháng 12/2013 chi nhánh được cấp tín dụng thu hồi nợ hoặc chuyển nợ quá hạn, nhưng lại xin gia hạn để cơ cấu nợ và được chấp nhận. Trong kết luận điều tra đã ghi nhận chúng tôi không vi phạm pháp luật và đã không khởi tố chúng tôi.

Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Hứa Thị Phấn

- Bối cảnh của bà Hứa Thị Phấn (nhóm Phú Mỹ) là cổ đông lớn của ngân hàng Đại Tín chiếm gần 85% cổ phần của ngân hàng này là nhóm kinh doanh bất động sản và nợ Đại Tín tổng cộng 4200 tỷ đồng, đây chính là nguyên nhân bà Phấn phải chuyển nhượng 85% cổ phần cho Hà Văn Thắm. Trong hợp đồng ông Thắm phải thanh toán nợ của nhóm Phú Mỹ và lãi tại ngân hàng Đại Tín.

Ngày 23/2/2012: Nhóm Phú Mỹ và Hà Văn Thắm đã ký chuyển giao cổ phần ngân hàng Đại Tín, với giá 4.448 tỷ đồng, bên B thanh toán khoản vay 3.553 tỷ đồng và kế thừa tài sản: 24ha Nhà Bè, 9ha đất quận 2, cổ phiếu công ty Đại Việt và cổ phiếu Bảo hiểm Hùng Vương. Hai bên cam kết cùng xử lý nợ nhóm Phú Mỹ và nợ của Phương Trang vì theo kết luận thanh tra thì ngân hàng Đại Tín có 2 khoản nợ lớn là Phương Trang và nợ của nhóm Phú Mỹ.

Bà Phấn đã khai trước tòa là không biết ông Phạm Công Danh trước đó, thông qua việc mua bán cổ phần với Hà Văn Thắm và Thắm giới thiệu bà Phấn với ông Danh. Cuộc gặp gỡ giữa bà Phấn với ông Danh tại một khách sạn 5 sao trên đường Đông Du, quận 1, TP.HCM.

Nội dung biên bản thỏa thuận ghi nhận chuyển nhượng giữa Phạm Công Danh và nhóm Phú Mỹ với gần 85% vốn điều lệ ngân hàng Đại Tín và 4 tài sản: 24ha Nhà Bè, 9ha đất quận 2, cổ phiếu công ty Đại Việt và cổ phiếu Bảo hiểm Hùng Vương. Đây là điều kiện mà nhóm Phú Mỹ yêu cầu phía ông Danh phải thanh toán hết nợ cho bà Phấn chậm nhất là tháng 12/2012.

Trong đề án tái cơ cấu tháng 5/2012, điều kiện là thanh toán dứt điểm khoản nợ cho nhóm Phú Mỹ là hơn 4.448 tỷ đồng. Nhưng biên bản thỏa thuận 6/62012, NHNN chấp nhận chủ trương cho nhóm cổ đông mới tham gia tái cơ cấu ngân hàng Đại Tín thay cho nhóm bà Hứa Thị Phấn. Sau đó ông Danh và tập đoàn Thiên Thanh thanh toán 1.000 tỷ đồng và khoản tiền cuối cung sẽ thanh toán vào 30/6/2013. Sau đó 2 bên ký hợp đồng dân sự.

Tháng 2/2013, ngân hàng Đại Tín đã tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường và ông Phạm Công Danh được bầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Đại Tín. Vậy bà Phấn đã chuyển nhượng xong cổ phần cho Phạm Công Danh

Thực trạng tài chính ngân hàng Đại Tín năm 2011: vốn chủ là 3.215 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 80 tỷ đồng. Năm 2012, vốn chủ sở hữu 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế âm 83 tỷ đồng. Do ông Hoàng Văn Toàn không chấp nhận kết luận thanh tra về ngân hàng Đại Tín về âm vốn 2.800 tỷ đồng,… vì phải trích lập tiền gửi của Đại Tín tại các ngân hàng khác và phải trích lập luôn các khoản vay của khách hàng chưa đến hạn nên không hợp lý.

Tuy nhiên, ông Phan Thành Mai đã khai tại tòa do phải trích lập dự phòng rủi ro khi về tiếp quản ngân hàng Đại Tín nên tiếp tục dẫn đến âm vốn chủ sở hữu và lỗ lũy kế.

Tập đoàn Thiên Thanh phải biết rõ thực trạng Đại Tín vì đã có kết luận thanh tra Ngân hàng Nhà nước về Đại Tín và đề án tái cơ cấu năm 2012. Hiện ông Danh còn phải thanh toán hơn 1.000 tỷ đồng và khoản tiền lãi của khoản vay hơn 4.000 tỷ đồng bà Phấn còn nợ ngân hàng Đại Tín. Khoản tiền này đã hòa vào dòng tiền của VNCB chứ bà Phấn không nhận được đồng nào từ số tiền này.

- Tại sao ông Danh đã thanh toán hơn 3.000 tỷ đồng và không nhận được tài sản từ phía bà Phấn: Theo biên bản tháng 6/2012 thì ông Danh phải thanh toán cho bà Phấn hết toàn bộ số tiền vào hạn cuối cùng tháng 12/2102. Nhưng đến ngày cuối cùng ông Danh cũng chưa thanh toán 1 đồng nào và Ngân hàng Nhà nước ra điều kiện nếu không thanh toán thì sẽ không cho tổ chức đại hội đồng cổ đông, khi đó ông Thắm cho ông Danh vay 500 tỷ đồng và đề nghị bà Phấn cho mượn tài sản để thế chấp khoản vay và ông Danh hứa khi mua xong đất tại Tô Hiến Thành thì sẽ

Bà Phấn đã dùng cổ phiếu và đất thế chấp cho khoản vay 500 tỷ đồng tại ngân hàng Đại Dương. Do đó, ông Danh mới có tiền trả 650 tỷ đồng cho nhóm bà Phấn và 76,9 tỷ đồng tiền lãi. Lúc này, Ngân hàng Nhà nước mới cho tập đoàn Thiên Thanh tham gia tái cơ cấu ngân hàng Đại Tín.

Nhóm Phú Mỹ và bà Phấn đã có đơn khiếu nại lên Ngân hàng Nhà nước Long An yêu cầu ông Danh thanh toán nợ trước 30/10/2013, nhưng ông Danh cũng không thực hiện.

LAN ANH

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/tai-chinh/phien-sang-258-ket-luan-dieu-tra-khang-dinh-nhom-hdqt-ngan-hang-dai-tin-khong-pham-toi-1913049.html