Phi công Mỹ bắn nhanh như chớp, hạ 5 máy bay Nhật trong 4 phút

Nhận tin máy bay ném bom Nhật Bản đang tiếp cận, Edward O'Hare và nhóm của mình liền lập tức hành động. Từ hàng không mẫu hạm Lexington, phi công Mỹ đã cất cánh bằng chiếc F4F Wildcats để tham gia cuộc chiến một mất một còn.

Vào ngày 20/2/1942, viên phi công Mỹ, Trung úy Edward O’Hare đã lập nên một kỷ lục vô tiền khoáng hậu, khi trở thành phi công "Ace" đầu tiên của Mỹ trong thế chiến II chỉ sau vài phút chiến đấu.

Vào ngày 20/2/1942, viên phi công Mỹ, Trung úy Edward O’Hare đã lập nên một kỷ lục vô tiền khoáng hậu, khi trở thành phi công "Ace" đầu tiên của Mỹ trong thế chiến II chỉ sau vài phút chiến đấu.

Câu chuyện xảy ra trong bối cảnh, giữa tháng 02/1942, tàu sân bay Lexington của Mỹ bắt đầu đi vào khu vực Biển San Hô. Rabaul, một thị trấn trên đảo New Britain thuộc Quần đảo Bismarck.

Câu chuyện xảy ra trong bối cảnh, giữa tháng 02/1942, tàu sân bay Lexington của Mỹ bắt đầu đi vào khu vực Biển San Hô. Rabaul, một thị trấn trên đảo New Britain thuộc Quần đảo Bismarck.

Nơi này đã bị người Nhật chiếm đóng từ tháng 1 và xây dựng tại đó một căn cứ không quân khổng lồ. Người Nhật lúc đó đang trên đường chiếm Quần đảo Solomon, mục tiêu tiếp theo trong nỗ lực mở rộng đế chế Thái Bình Dương của họ.

Nơi này đã bị người Nhật chiếm đóng từ tháng 1 và xây dựng tại đó một căn cứ không quân khổng lồ. Người Nhật lúc đó đang trên đường chiếm Quần đảo Solomon, mục tiêu tiếp theo trong nỗ lực mở rộng đế chế Thái Bình Dương của họ.

Nhiệm vụ của tàu sân bay Lexington là làm suy yếu vị thế của Nhật tại Rabaul bằng một cuộc oanh kích. Khi đó Trung úy Edward O’Hare là phi công tác chiến của Hải quân Hoa Kỳ trên tàu Lexington.

Nhiệm vụ của tàu sân bay Lexington là làm suy yếu vị thế của Nhật tại Rabaul bằng một cuộc oanh kích. Khi đó Trung úy Edward O’Hare là phi công tác chiến của Hải quân Hoa Kỳ trên tàu Lexington.

Khi tàu Lexington rời Bougainville - hòn đảo lớn nhất của Quần đảo Solomon ở Nam Thái Bình Dương và vẫn chưa rơi vào tay người Nhật - để đến Rabaul, radar xác nhận tín hiệu của các máy bay ném bom Nhật đang tiến thẳng đến tàu sân bay.

Khi tàu Lexington rời Bougainville - hòn đảo lớn nhất của Quần đảo Solomon ở Nam Thái Bình Dương và vẫn chưa rơi vào tay người Nhật - để đến Rabaul, radar xác nhận tín hiệu của các máy bay ném bom Nhật đang tiến thẳng đến tàu sân bay.

O’Hare và nhóm của mình liền lập tức hành động. Từ hàng không mẫu hạm Lexington, người phi công Mỹ đã cất cánh bằng chiếc F4F Wildcats để tham gia cuộc chiến một mất một còn.

O’Hare và nhóm của mình liền lập tức hành động. Từ hàng không mẫu hạm Lexington, người phi công Mỹ đã cất cánh bằng chiếc F4F Wildcats để tham gia cuộc chiến một mất một còn.

Chỉ trong 4 phút, O’Hare đã bắn hạ 5 máy bay ném bom G4M1 Betty của Nhật Bản, khiến đợt tấn công của người Nhật bị chấm dứt giữa chừng.

Chỉ trong 4 phút, O’Hare đã bắn hạ 5 máy bay ném bom G4M1 Betty của Nhật Bản, khiến đợt tấn công của người Nhật bị chấm dứt giữa chừng.

Với chiến công này, O’Hare đã được nhận danh hiệu "Ace", dành cho bất kỳ phi công nào có thành tích hạ từ 5 máy bay địch trở lên. Ông cũng được trao Huân chương Danh dự vì sự dũng cảm và tài thiện xạ của mình.

Với chiến công này, O’Hare đã được nhận danh hiệu "Ace", dành cho bất kỳ phi công nào có thành tích hạ từ 5 máy bay địch trở lên. Ông cũng được trao Huân chương Danh dự vì sự dũng cảm và tài thiện xạ của mình.

Sau khi chiến tranh kết thúc, vào năm 1949, giới chức thành phố Chicago đã đặt tên sân bay quốc tế O’Hare theo tên người phi công huyền thoại.

Sau khi chiến tranh kết thúc, vào năm 1949, giới chức thành phố Chicago đã đặt tên sân bay quốc tế O’Hare theo tên người phi công huyền thoại.

Mời quý độc giả xem video: Vụ nổ tàu ngầm Kursk - Tai nạn thảm khốc nhất của Hải quân Nga.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/phi-cong-my-ban-nhanh-nhu-chop-ha-5-may-bay-nhat-trong-4-phut-1557033.html