Phát hiện ra nguồn khí gas mới gây hiệu ứng nhà kính

Chỉ mới ngày cách đây vài hôm, môi trường của Trái đất chạm đến một ngưỡng vô cùng đáng báo động. Các nhà khoa học thông báo rằng, mật độ CO2 trong không khí đã vượt mức 400 phần triệu, và hầu như có rất ít hy vọng để chúng quay trở lại ngưỡng an toàn.

Bây giờ, mọi thứ đang ngày càng trở nên tệ hơn. Vì một nghiên cứu đã phát hiện được nguồn mới phát ra khí gas gây hiệu ứng nhà kính, thậm chí chúng ta chưa từng nghe thấy tên của nó trước đây. Nguồn thải ra khí gas này tạo ra nhiều khí CO2 và metan trong bầu khí quyển nhiều hơn chất thải của toàn bộ quốc gia Canada cộng lại.

Chúng ta hãy thử tưởng tưởng một điều là: chúng ta cùng nhau thảo luận về những thứ phát ra gần 1 tỉ tấn cacbon dioxic một năm vào trong bầu khí quyển. Và loại khí đó được phát ra liên tục mà chúng ta hoàn toàn không biết về nó (1/3 phần trăm số khí gas gây ra hiệu ứng nhà kính đó lại do con người thải ra). Nếu bạn nghĩ trước đây vấn đề môi trường đã tệ lắm rồi, thì bây giờ tình thế còn thảm hại hơn. Nghiên cứu mới chỉ ra nguồn thải ra khí gây hiệu ứng nhà kính là những con đập và hồ chứa nước được dùng để tạo ra năng lượng thủy điện “sạch”. Chúng cũng thường xuyên được sử dụng để để tưới tiêu cho cánh đồng trên toàn thế giới.

Đập và hồ chứa nước nguy hại đến môi trường nhiều hơn ta nghĩ Ảnh: Evgenry Vorobyev

Điều đặc biệt gây lo ngại là hơn 79% lượng khí ga được tạo ra bởi các hồ chứa nước là khí metan, cái mà có thể khiến Trái đất nóng lên gấp 36 lần so với khí cacbon dioxic. Một phép đo đã được thực hiện để tính toán khả năng các loại khí gas hấp thụ năng lượng và thời gian nó tồn tại trong bầu khí quyển. Theo đó, cacbon dioxic và nito dioxic hấp thu 17% phần còn lại và 4% khí thoát ra từ các hồ chứa nước.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi một nhóm nhà khoa học quốc tế. Nhóm này đã hoàn thành nghiên cứu sâu rộng nhất về việc các hồ chứa nước tạo ra khí gây hiệu ứng nhà kính. Họ đã phân tích hơn 200 nghiên cứu trước đó về những chất khí tiềm tàng có trong các con đập và hồ chứa nước trên thế giới với tổng kích thước bề mặt là 77.669 km vuông. Khi tất cả thông tin được đối chiếu và phân loại họ thấy rằng những thứ này cực kì nguy hại cho môi trường, thật sự thì chúng nguy hiểm hơn những gì mà con người có thể tưởng tượng ra.

“Đó thật sự là một sự bùng nổ trong nỗ lực tìm kiếm những chất được tạo ra từ các hồ chứa. Chúng tôi đã tổng hợp tất cả những dự đoán về các hồ chứa trên toàn cầu đảm nhiệm chức năng tạo ra thủy điện hay những thứ khác, như kiểm soát lũ lụt và tưới tiêu”, Bridget Deemer – một thành viên của nhóm đến từ trường đại học Whasington State trả lời trên tờ The Whasington Post. “Và chúng tôi thấy rằng, ước tính số lượng khí metan thải ra từ các hồ chứa nước thì cao hơn khoảng 25 lần so với những nghiên cứu trước. Ngoài ra việc xây dựng quá nhiều con đập trên toàn cầu cũng là lý do đáng kể gây ra những hậu quả xấu cho môi trường, mà việc xây đắp đó đang được thực hiện rất trơn tru”, bà Deemer thêm vào.

Cơ bản mà nói, nếu chúng ta cố tình xây đập ngăn lũ để tạo ra năng lượng, tưới tiêu thì chúng ta đang góp phần đẩy nhanh tiến trình nóng lên toàn cầu. Giống như nhóm nghiên cứu đã giải thích, những hồ nước nhân tạo có khuynh hướng cuốn đi các đời sống sinh vật hữu cơ như cỏ, lá mục. Những thứ giàu các bon này bao phủ trong nước làm nước nhanh chóng cạn kiệt oxy và tạo ra một lượng lớn các loại vi sinh thở ra khí CO2 và tạo ra khí metan như sản phẩm phụ.

Rất nhiều các con đập này được cung cấp nước bởi những dòng sông có nước sạch, cái mà đang mang trong mình một lượng lớn các chất hữu cơ. Điều này có nghĩa là một chu trình có thể tiếp tục kéo dài sau khi những vật chất nguyên thủy đã phân hủy hết. Trái lại những nguồn nước tự nhiên có trong sông, hồ, ao hay đầm lầy khó bị cạn kiệt oxy như các con đập và hồ chứa nước nhân tạo.

“Nếu trong nước có oxy, khí metan sẽ chuyển hóa thành CO2; nếu không, nước thải ra khí metan vào trong bầu khí quyển”, John Harrison phát biểu trên tờ The Post. Theo nghiên cứu của nhóm nhà khoa học thì có nghĩa là năng lượng thủy điện không còn là lựa chọn khả dĩ nữa? Các nhà khoa học nói rằng chúng ta không cần thiết phải bi quan như vậy, vì họ vẫn còn phải nghiên cứu rất nhiều về những tác hại của các con đập và hồ chứa đến môi trường tự nhiên. “Chúng tôi đang cố gắng để cung cấp cho những người làm chính sách và cộng đồng một bức tranh toàn cảnh về tác hại của việc xây đập”, nhóm nghiên cứu nói.

Bích Trâm (sciencealert)

Nguồn Khám Phá: http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-ra-nguon-khi-gas-moi-gay-hieu-ung-nha-kinh-c7a453056.html