Phát hiện cây lâu đời nhất thế giới, chuyên gia tranh cãi không ngừng

Cây Gran Abuelo được tìm thấy trong Vườn quốc gia Alerce Costero ở Chile có thể là cây lâu đời nhất trên thế giới.

Theo nghiên cứu mới đây, cây cổ nhất thế giới có thể đã hiện diện trong nhiều thế kỷ khi những tảng đá đầu tiên được dựng lên tại khu di tích bí ẩn Stonehenge.

Theo nghiên cứu mới đây, cây cổ nhất thế giới có thể đã hiện diện trong nhiều thế kỷ khi những tảng đá đầu tiên được dựng lên tại khu di tích bí ẩn Stonehenge.

Một mô hình máy tính mới cho thấy, gã cây khổng lồ cổ đại được gọi là "Gran Abuelo" (hay người ông vĩ đại trong tiếng Tây Ban Nha), nằm trên một khe núi ở Andes ở Chile, có thể đã khoảng 5.400 năm tuổi.

Một mô hình máy tính mới cho thấy, gã cây khổng lồ cổ đại được gọi là "Gran Abuelo" (hay người ông vĩ đại trong tiếng Tây Ban Nha), nằm trên một khe núi ở Andes ở Chile, có thể đã khoảng 5.400 năm tuổi.

Nếu mốc thời gian có thể được xác nhận, nó sẽ khiến Gran Abuelo già hơn gần 600 năm so với cây giữ kỷ lục chính thức hiện tại đối với cây cổ nhất thế giới, đó là một cây thông lông cứng Great Basin ( Pinus longaeva ) ở California được gọi là "Methuselah”.

Nếu mốc thời gian có thể được xác nhận, nó sẽ khiến Gran Abuelo già hơn gần 600 năm so với cây giữ kỷ lục chính thức hiện tại đối với cây cổ nhất thế giới, đó là một cây thông lông cứng Great Basin ( Pinus longaeva ) ở California được gọi là "Methuselah”.

Tuy nhiên, tuổi chính xác của cây Gran Abuelo vẫn còn bị tranh cãi, vì việc xác nhận điều đó đòi hỏi phải phân tích các vòng gỗ của cây - một phương pháp được gọi là dendrochronology, và tiêu chuẩn vàng để xác định tuổi của cây - nhưng dữ liệu đó hiện vẫn chưa đầy đủ. Dữ liệu cơ bản cho mô hình vẫn chưa được phát hành công khai hoặc gửi cho một tạp chí được bình duyệt.

Tuy nhiên, tuổi chính xác của cây Gran Abuelo vẫn còn bị tranh cãi, vì việc xác nhận điều đó đòi hỏi phải phân tích các vòng gỗ của cây - một phương pháp được gọi là dendrochronology, và tiêu chuẩn vàng để xác định tuổi của cây - nhưng dữ liệu đó hiện vẫn chưa đầy đủ. Dữ liệu cơ bản cho mô hình vẫn chưa được phát hành công khai hoặc gửi cho một tạp chí được bình duyệt.

Jonathan Barichivich, nhà khoa học khí hậu và sinh thái học toàn cầu tại Phòng thí nghiệm Khoa học Môi trường và Khí hậu ở Paris, đồng thời là nhà nghiên cứu đã tạo ra mô hình này cho biết: “Nó thực sự trong tình trạng kém vì ảnh hưởng bởi du lịch, và cây cũng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu”.

Jonathan Barichivich, nhà khoa học khí hậu và sinh thái học toàn cầu tại Phòng thí nghiệm Khoa học Môi trường và Khí hậu ở Paris, đồng thời là nhà nghiên cứu đã tạo ra mô hình này cho biết: “Nó thực sự trong tình trạng kém vì ảnh hưởng bởi du lịch, và cây cũng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu”.

Liệu Gran Abuelo bao nhiêu tuổi? Vốn dĩ, Gran Abuelo, một loài cây lá kim cao hơn 60 mét so với tầng rừng mù sương trong Vườn quốc gia Alerce Costero ở Chile, ban đầu được cho là khoảng 3.500 năm tuổi. Nhưng các nhà khoa học chưa bao giờ phân tích tuổi của nó một cách có hệ thống, Barichivich nói.

Liệu Gran Abuelo bao nhiêu tuổi? Vốn dĩ, Gran Abuelo, một loài cây lá kim cao hơn 60 mét so với tầng rừng mù sương trong Vườn quốc gia Alerce Costero ở Chile, ban đầu được cho là khoảng 3.500 năm tuổi. Nhưng các nhà khoa học chưa bao giờ phân tích tuổi của nó một cách có hệ thống, Barichivich nói.

“Chúng tôi muốn kể câu chuyện về cái cây già nhất thế giới với mục đích duy nhất là định giá tuổi và bảo vệ nó”, Barichivich nói.

“Chúng tôi muốn kể câu chuyện về cái cây già nhất thế giới với mục đích duy nhất là định giá tuổi và bảo vệ nó”, Barichivich nói.

Vì vậy, Barichivich và đồng nghiệp Antonio Lara, giáo sư lâm nghiệp và tài nguyên thiên nhiên tại Đại học Austral Chile, đã sử dụng một kỹ thuật không phá hủy để khoan một lõi nhỏ của cây, lấy được những vòng gỗ củacây cho thấy niên đại 2.465 năm. Tuy nhiên, kỹ thuật không thể chạm tới tâm của cây có đường kính 13 foot (4 m), có nghĩa là không thể đếm được nhiều vòng sinh trưởng của cây.

Vì vậy, Barichivich và đồng nghiệp Antonio Lara, giáo sư lâm nghiệp và tài nguyên thiên nhiên tại Đại học Austral Chile, đã sử dụng một kỹ thuật không phá hủy để khoan một lõi nhỏ của cây, lấy được những vòng gỗ củacây cho thấy niên đại 2.465 năm. Tuy nhiên, kỹ thuật không thể chạm tới tâm của cây có đường kính 13 foot (4 m), có nghĩa là không thể đếm được nhiều vòng sinh trưởng của cây.

Để tính đến những năm sinh trưởng còn lại, nhóm đã phát triển một mô hình toán học có tính đến cách Gran Abuelo phát triển với các tốc độ khác nhau, từ cây non đến cây trưởng thành. Mô hình cũng kết hợp các thay đổi về tốc độ tăng trưởng dựa trên sự cạnh tranh và biến động của môi trường và khí hậu.

Để tính đến những năm sinh trưởng còn lại, nhóm đã phát triển một mô hình toán học có tính đến cách Gran Abuelo phát triển với các tốc độ khác nhau, từ cây non đến cây trưởng thành. Mô hình cũng kết hợp các thay đổi về tốc độ tăng trưởng dựa trên sự cạnh tranh và biến động của môi trường và khí hậu.

Sau đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình này để mô phỏng quỹ đạo sinh trưởng của cây gấp 10.000 lần, Barichivich nói. Những mô phỏng đó đã đưa ra một loạt các độ tuổi dự đoán cho Gran Abuelo. Mô hình ước tính cây rất có thể khoảng 5.400 năm tuổi, Barichivich giải thích. Ông nói: “Ngay cả khi cây lớn rất nhanh, với tất cả kích thước đó, nó không thể trẻ hơn được”.

Sau đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình này để mô phỏng quỹ đạo sinh trưởng của cây gấp 10.000 lần, Barichivich nói. Những mô phỏng đó đã đưa ra một loạt các độ tuổi dự đoán cho Gran Abuelo. Mô hình ước tính cây rất có thể khoảng 5.400 năm tuổi, Barichivich giải thích. Ông nói: “Ngay cả khi cây lớn rất nhanh, với tất cả kích thước đó, nó không thể trẻ hơn được”.

Huỳnh Dũng (Theo Livescience)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-cay-lau-doi-nhat-the-gioi-chuyen-gia-tranh-cai-khong-ngung-1737281.html