Phát hiện báu vật lửng lơ ngoài vũ trụ, chuyên gia phán 'quý hơn vàng'

Tryptophan là một trong 20 amino acid hình thành nên các protein quan trọng cần thiết cho sự sống trên Trái Đất, được các nhà khoa học coi như 'báu vật' quý hơn vàng trong vũ trụ.

Tryptophan có cấu trúc hóa học độc đáo, với một vòng benzene và một chuỗi phụ gắn liền.

Tryptophan là một trong số ít các amino acid có khả năng hấp thụ ánh sáng hồng ngoại. Điều này có vai trò quan trọng trong việc phát hiện và nghiên cứu sự tồn tại của nó trong các vùng không gian.

Các nhà thiên văn học đã phát hiện hàm lượng cao tryptophan trong khu vực hình thành sao, cách Trái Đất khoảng 1.000 năm ánh sáng.

Tryptophan là một trong 20 amino acid hình thành nên các protein quan trọng cần thiết cho sự sống trên Trái Đất, được các nhà khoa học coi như " báu vật" trong vũ trụ.

Dữ liệu từ Kính thiên văn Không gian Spitzer đã cho thấy dấu hiệu của "báu vật vũ trụ" này trong ánh sáng hồng ngoại từ hệ sao IC348 và đám mây phân tử Perseus.

Điều này mở ra cơ hội để tìm hiểu các amino acid khác và khám phá thêm về sự hiện diện của các thành phần cơ bản của sự sống trong vũ trụ.

Theo nhà nghiên cứu Susana Iglesias-Groth thuộc Instituto de Astrofísica de Canarias, có khả năng các khối vật liệu tái tạo protein, gọi là "building block" tồn tại rộng rãi trong khí từ nơi hình thành các ngôi sao và hành tinh.

Điều này có thể đóng góp quan trọng vào việc phát triển sự sống trên các hành tinh khác.

Hệ sao IC348 có độ tuổi xấp xỉ 3 triệu năm – tương đối trẻ so với Mặt Trời 4.5 tỉ năm tuổi.

Chính đặc điểm này đã gợi ý đây là địa điểm tốt để kiếm tìm những sao lùn nâu có khối lượng nhỏ.

Mời quý độc giả xem thêm video: Ngắm Trái đất đẹp mê hồn từ Trạm Vũ trụ quốc tế.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-bau-vat-lung-lo-ngoai-vu-tru-chuyen-gia-phan-quy-hon-vang-1873807.html