Nữ Hoàng Anh Elizabeth II qua đời

Điện Buckingham lúc 18h30 ngày 8-9 (0h30 ngày 9-9 giờ Hà Nội) thông báo Nữ hoàng Anh Elizabeth II qua đời tại lâu đài Balmoral ở Scotland, thọ 96 tuổi.

Nữ hoàng Elizabeth Iên nắm quyền năm 1952 ở tuổi 25, sau khi vua cha George VI băng hà. Hồi tháng 6 vừa qua, Vương quốc Anh đã tổ chức Đại lễ Bạch kim kỷ niệm 70 năm trị vì của bà, lâu hơn bất kỳ vị quân chủ nào khác trong lịch sử nước này. Sức khỏe của Nữ hoàng được chú ý kể từ khi bà trải qua một đêm trong bệnh viện hồi tháng 10 năm ngoái vì căn bệnh chưa được công bố và sau đó các bác sĩ khuyên bà nên nghỉ ngơi. Kể từ đó, Nữ hoàng hầu như không xuất hiện trước công chúng.

Thái tử Charles III kế vị ngay sau khi Nữ hoàng Elizabeth qua đời.

Đóng góp cho nền văn minh

Nirad C. Chaudhuri, thiên tài bị lãng quên và có thể là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của nước Anh, từng viết về “Tinh thần người Anh” rằng: Đối với Chaudhuri, bạn không cần phải là người gốc Anh hoặc một người trung thành ủng hộ chế độ quân chủ lập hiến. Công bằng mà nói, mong muốn chịu đựng bất chấp mọi khó khăn, kiềm chế cảm xúc và bình tĩnh, cũng như ý thức về trách nhiệm và sự đúng đắn, vẫn sẽ là đóng góp lớn nhất của Victoria cho nền văn minh, những giá trị mà người ta có thể áp dụng. Thủ tướng đầu tiên phục vụ Nữ hoàng Elizabeth, Winston Churchill, sinh năm 1874 dưới thời trị vì của Nữ hoàng Victoria. Thủ tướng đương nhiệm, Liz Truss, sinh sau 101 năm, vào năm 1975. Nữ hoàng Elizabeth II, vị quân vương trị vì lâu nhất, là biểu tượng sống của Victoria, một sự kết nối sống động cuối cùng với thời đại xe ngựa, những cuộc khám phá, chủ nghĩa lãng mạn, tinh thần hiệp sĩ và chủ nghĩa khắc kỷ.

Cùng với mọi thứ khác, chế độ quân chủ cuối cùng là một mỹ học lãng mạn, về mặt lý thuyết là bức tường thành cuối cùng của chế độ chuyên chế. Tuy nhiên, sự chỉ trích về chủ nghĩa khắc kỷ của bà đã lên đến đỉnh điểm sau cái chết của Công nương Diana. Như mọi khi, với tất cả các câu hỏi về việc tại sao Nữ hoàng không thể khóc hay than vãn như những người còn lại, câu trả lời đã và sẽ luôn giống nhau. Bởi vì bà là Nữ hoàng, biểu tượng sống động và là dấu ấn của một đế chế trước đây và một cường quốc hiện tại, gánh nặng nghĩa vụ phải trở nên khắc kỷ, một dấu hiệu của sự bền bỉ bất di bất dịch.

Nữ hoàng Elizabeth II đã sống trải qua kỷ nguyên cũ cho đến thời đại mới, với những chuỗi ký ức thần bí. Bà là người cuối cùng kết nối tinh thần với những tư tưởng phong kiến vượt thời gian. Thời đại Elizabeth thứ hai qua đi tương tự như thời đại đầu tiên, một kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghệ và sự bất ổn chính trị. Nhưng, người ta có thể hy vọng rằng người kế nhiệm bà, Thái tử Charles III khi “nhận được ân điển của Chúa, của Vương quốc Liên hiệp Anh, Bắc Ireland, của các vương quốc và lãnh thổ khác của ngài, người đứng đầu Khối thịnh vượng chung, người bảo vệ đức tin" có thể lãnh đạo Vương quốc Anh với một trái tim khắc kỷ và quan điểm cứng rắn.

Dấu ấn của 70 năm

Nữ hoàng Elizabeth II không chỉ là một vị vương trị vì lâu nhất trên thế giới, bà còn là một trong những nhân vật nổi tiếng công du nhiều nhất và được trọng vọng nhất khắp toàn cầu, trong đó có châu Á.

Trong suốt 70 năm trị vì, bà khởi đầu bình minh của Đế quốc Anh cho đến khi tầm ảnh hưởng của nó suy giảm nhưng vẫn luôn duy trì được lòng kính trọng sâu sắc. Những cuộc hội kiến của bà với giới lãnh đạo châu Á được ghi lại như biên niên kỷ những nhân vật thuộc lịch sử hiện đại trong khu vực này kể từ Thế chiến 2. Có thể kể đến một số nguyên thủ quốc gia mà bà hội kiến khi công du châu Á hay tiếp kiến tại Điện Buckingham trong suốt thời gian trị vì như Hoàng đế Nhật bản Hirohito, Tổng thống Indonesia Suharto, Quốc vương Thái Lan Bhumibol, Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trên cương vị Nữ hoàng Anh, bà cũng là người đứng đầu Khối thịnh vượng chung bao gồm những thuộc địa Anh trước đây. Bà từng thăm viếng nhiều quốc gia trong khối và trở lại thăm nhiều lần. Những quốc gia châu Á mà bà từng đến thăm có Bangladesh vào năm 1983; Malaysia, Singapore, Brunei năm 1972; Ấn Độ và Pakistan năm 1961; đặc biệt là quần đảo Maldive và Sri Lanca năm 1954, tức là chỉ 2 năm sau khi bà lên ngôi kế vị vua cha.

Nữ hoàng Elizabeth II cũng đã công du đến các quốc gia Thái Bình Dương xa xôi thuộc Khối thịnh vượng chung như Fiji, Nauru, Papua Tân Guinea, quần đảo Solomon, Kiribati và Samoa. Ngoài ra, bà cũng từng được đón tiếp tại Nepal, Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Chuyến thăm 6 ngày đến Trung Quốc hồi năm 1986 là chuyến thăm đầu tiên của một vị nắm vương quyền Anh. Lần đó, bà đến thăm Tử cấm thành ở Bắc Kinh và Vạn lý Trường Thành, rồi tái khẳng định cam kết trao trả Hong Kong cho Trung Quốc và cam kết đó đã được hoàn thành vào tháng 7-1997. Đây là một diễn tiến địa chính trị quan trọng được xem như bước kết thúc Đế quốc Anh.

Chuyến công du châu Á cuối cùng của Nữ hoàng Elizabeth II là vào năm 2006. Tại Singapore bà được Tổng thống S.R. Nathan tiếp đón như là nguyên thủ của Khối thịnh vượng chung.

Dưới thời trị vì của bà có 15 đời thủ tướng, từ vị đầu tiên là Thủ tướng Winston Churchill - người đứng đầu Anh quốc trong Thế chiến 2 và cuối cùng là tân Thủ tướng đương nhiệm Liz Truss - người mới được tiếp kiến Nữ hoàng hôm 6-9, chỉ 2 ngày trước khi bà qua đời.

Đối với đại đa số người dân Anh, bà là vị nữ vương đặc biệt trong đời họ. Đối với nhiều người trên thế giới, hình ảnh của bà thường gắn kết với việc nhanh chóng trao trả độc lập lại cho những thuộc địa của Anh nhưng vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với người dân và lãnh đạo của những nước này sau khi độc lập.

Sơn Hà (Tổng hợp)

Nguồn ANTG: https://antg.cand.com.vn/su-kien-binh-luan-antg/nu-hoang-anh-elizabeth-ii-qua-doi-i667134/