Nóng: Phát hiện thứ cần thiết cho sự sống 'nảy mầm' trên Mặt Trăng

Tàu Hằng Nga 5 của Trung Quốc đã phát hiện bằng chứng trực tiếp của nước trên bề mặt Mặt trăng.

Tàu thăm dò của Hằng Nga 5 của Trung Quốc đã phát hiện dấu hiệu của phân tử nước (H2O) hoặc nhóm hóa học gần giống có tên hydroxyl (OH) trên Mặt Trăng.

Tàu thăm dò của Hằng Nga 5 của Trung Quốc đã phát hiện dấu hiệu của phân tử nước (H2O) hoặc nhóm hóa học gần giống có tên hydroxyl (OH) trên Mặt Trăng.

Hằng Nga 5 đã dùng máy quang phổ khoáng vật học để phân tích thành tố hóa học của đá và đất tại địa điểm đổ bộ, từ đó phát hiện mật độ nước trong đất Mặt Trăng vào khoảng chưa đầy 120 phần triệu (ppm), tương đương 120 g trong một tấn đất.

Hằng Nga 5 đã dùng máy quang phổ khoáng vật học để phân tích thành tố hóa học của đá và đất tại địa điểm đổ bộ, từ đó phát hiện mật độ nước trong đất Mặt Trăng vào khoảng chưa đầy 120 phần triệu (ppm), tương đương 120 g trong một tấn đất.

Trong khi đó, mật độ nước trong đá ở vào khoảng 180 ppm. Sự chênh lệch này có thể là vì mẫu đá bắt nguồn từ dưới bề mặt, nơi có nhiều nguồn nước hơn, theo các nhà nghiên cứu.

Trong khi đó, mật độ nước trong đá ở vào khoảng 180 ppm. Sự chênh lệch này có thể là vì mẫu đá bắt nguồn từ dưới bề mặt, nơi có nhiều nguồn nước hơn, theo các nhà nghiên cứu.

Sau đó, tàu đổ bộ đã gửi về Trái đất các mẫu đá của Mặt trăng để phân tích. Sau đó tàu đổ bộ tiếp tục tiến hành các quan sát sâu hơn, bao gồm phân tích các đặc điểm của nước Mặt trăng.

Sau đó, tàu đổ bộ đã gửi về Trái đất các mẫu đá của Mặt trăng để phân tích. Sau đó tàu đổ bộ tiếp tục tiến hành các quan sát sâu hơn, bao gồm phân tích các đặc điểm của nước Mặt trăng.

“Đây như thể một "chuyến thực địa" và là cơ hội đầu tiên để phát hiện dấu hiệu của nước với độ phân giải cao ở cự ly gần trên bề mặt Mặt Trăng”, ông Lin Honglei - tác giả nghiên cứu chính thuộc Viện Địa chất và Địa vật lý, Học viện Khoa học Trung Quốc cho biết.

“Đây như thể một "chuyến thực địa" và là cơ hội đầu tiên để phát hiện dấu hiệu của nước với độ phân giải cao ở cự ly gần trên bề mặt Mặt Trăng”, ông Lin Honglei - tác giả nghiên cứu chính thuộc Viện Địa chất và Địa vật lý, Học viện Khoa học Trung Quốc cho biết.

Thực tế, khi các phi hành gia Apollo lần đầu tiên trở về từ Mặt trăng vào năm 1969, vệ tinh của Trái đất được cho là hoàn toàn khô. Mãi đến năm 2007, các nhà khoa học mới lần đầu tiên phát hiện ra phân tử nước trong đá Mặt Trăng bằng quan sát từ xa.

Thực tế, khi các phi hành gia Apollo lần đầu tiên trở về từ Mặt trăng vào năm 1969, vệ tinh của Trái đất được cho là hoàn toàn khô. Mãi đến năm 2007, các nhà khoa học mới lần đầu tiên phát hiện ra phân tử nước trong đá Mặt Trăng bằng quan sát từ xa.

Năm 2018, NASA chính thức xác nhận sự hiện diện của băng nước trong các miệng núi lửa bị che khuất vĩnh viễn xung quanh các cực của Mặt trăng và hai năm sau đó, cơ quan này thông báo rằng, H20 phân bố rộng rãi trên bề mặt Mặt trăng.

Năm 2018, NASA chính thức xác nhận sự hiện diện của băng nước trong các miệng núi lửa bị che khuất vĩnh viễn xung quanh các cực của Mặt trăng và hai năm sau đó, cơ quan này thông báo rằng, H20 phân bố rộng rãi trên bề mặt Mặt trăng.

Lin Yangtin - một đồng tác giả nghiên cứu cho biết, Trung Quốc đang dự định tổ chức thêm 2 sứ mệnh nữa trên Mặt trăng - Hằng Nga 6 và 7 bắt đầu từ năm 2024 - với mục tiêu phân tích hàm lượng và sự phân bố của nước bề mặt Mặt trăng tại cùng địa điểm.

Lin Yangtin - một đồng tác giả nghiên cứu cho biết, Trung Quốc đang dự định tổ chức thêm 2 sứ mệnh nữa trên Mặt trăng - Hằng Nga 6 và 7 bắt đầu từ năm 2024 - với mục tiêu phân tích hàm lượng và sự phân bố của nước bề mặt Mặt trăng tại cùng địa điểm.

Phát hiện này là một triển vọng thú vị cho việc biến Mặt trăng thành một nơi ở mới của loài người trong tương lai. Vậy “Liệu nước mới xuất hiện trên mặt trăng hay đã có từ hàng tỷ năm?”. Hiện tại, có ba giả thuyết chính về sự hiện diện của nước trên Mặt Trăng.

Phát hiện này là một triển vọng thú vị cho việc biến Mặt trăng thành một nơi ở mới của loài người trong tương lai. Vậy “Liệu nước mới xuất hiện trên mặt trăng hay đã có từ hàng tỷ năm?”. Hiện tại, có ba giả thuyết chính về sự hiện diện của nước trên Mặt Trăng.

Một giả thuyết được đưa ra là ngay ban đầu trên Mặt trăng đã có nước, tức nó chính là một trong những thành phần lúc tạo nên vệ tinh này, cũng giống như Trái Đất.

Một giả thuyết được đưa ra là ngay ban đầu trên Mặt trăng đã có nước, tức nó chính là một trong những thành phần lúc tạo nên vệ tinh này, cũng giống như Trái Đất.

Một số nhà khoa học lại cho rằng nước trên Mặt Trăng có thể được tạo ra ngay trên bề mặt của nó với sự giúp đỡ từ Mặt Trời. Mặt Trời không ngừng phát ra một dòng các hạt mang điện tích, gọi là gió Mặt Trời. Các ion Hydro điện tích dương, hay các proton từ gió Mặt Trời có thể lao tới Mặt Trăng và tương tác với các khoáng vật giàu oxy ở đây để tạo ra các phân tử nước.

Một số nhà khoa học lại cho rằng nước trên Mặt Trăng có thể được tạo ra ngay trên bề mặt của nó với sự giúp đỡ từ Mặt Trời. Mặt Trời không ngừng phát ra một dòng các hạt mang điện tích, gọi là gió Mặt Trời. Các ion Hydro điện tích dương, hay các proton từ gió Mặt Trời có thể lao tới Mặt Trăng và tương tác với các khoáng vật giàu oxy ở đây để tạo ra các phân tử nước.

Một số người cho rằng nước trên Mặt Trăng có thể là món quà được sao chổi hay các tiểu hành tinh ướt át mang tới qua những vụ va chạm trong quá khứ xa xưa. Hầu hết nước từ một tác động như vậy sẽ bắn ra vào không gian, nhưng có một số phần tử chậm chạp có thể được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Mặt Trăng.

Một số người cho rằng nước trên Mặt Trăng có thể là món quà được sao chổi hay các tiểu hành tinh ướt át mang tới qua những vụ va chạm trong quá khứ xa xưa. Hầu hết nước từ một tác động như vậy sẽ bắn ra vào không gian, nhưng có một số phần tử chậm chạp có thể được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Mặt Trăng.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nong-phat-hien-thu-can-thiet-cho-su-song-nay-mam-tren-mat-trang-1648351.html