Nông dân Tân Uyên thi hái, sao chè

Trong khuôn khổ chương trình Lễ hội trà và tuần văn hóa du lịch huyện Tân Uyên (Lai Châu) lần thứ nhất, diễn ra từ ngày 12 đến 14/4, sáng 13/4, bà con nông dân vùng chè Tân Uyên đã tham gia cuộc thi hái, sao chè.

Tân Uyên được xem là thủ phủ của cây chè Lai Châu. Nơi đây có những cánh đồng chè với tuổi đời lên tới gần 60 năm. Hiện Tân Uyên đang sở hữu gần 3.400ha chè, trong đó diện tích chè kinh doanh đạt gần 3.100ha, năng suất chè búp tươi bình quân đạt hơn 8,5 tấn/ha, sản lượng chè búp tươi ước đạt gần 30 nghìn tấn/năm, tương ứng 5.800 tấn chè búp khô các loại; mang về nguồn thu hơn 200 tỷ đồng/năm và giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho khoảng 7.000 lao động địa phương. Cây chè không chỉ giúp người nông dân Tân Uyên xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế mà còn đóng góp rất lớn để huyện Tân Uyên vươn lên thành huyện nông thôn mới của Lai Châu.

Ngoài phát triển kinh tế, hiện các đồi chè còn có tiềm năng rất lớn để Tân Uyên phát triển du lịch. Đây hứa hẹn sẽ là một điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn, ấn tượng trong lòng du khách và bè bạn gần xa trên hành trình khám phá Lai Châu.

Ngay từ sáng sớm đông đảo người dân, du khách đã tập trung về vùng chè xã Phúc Khoa huyện Tân Uyên để xem cuộc thi hái, sao chè của bà con nông dân.

Cây chè bén rễ trên đất Tân Uyên từ những năm 68 của thế kỷ trước.

Chè đã mang lại thu nhập và cuộc sống ổn định cho gần 7.000 người dân ở các địa phương của Tân Uyên.

Ban Giám khảo cuộc thi kiểm tra và chấm điểm phần thi hái chè tại các luống chè.

Chè được tập kết sau khi hái.

Và được Ban Giám khảo cân trọng lượng kiểm tra ngay tại đầu luống.

Khi đưa về khu chế biến, Ban Giám khảo tiếp tục chấm điểm về quy chuẩn cách hái.

Chuẩn bị sao chè.

Sao chè đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm và cả kỹ thuật.

Những đôi tay khéo léo của người dân vùng chè và kinh nghiệm lâu năm sẽ cho ra những mẻ chè ngon, có giá trị kinh tế cao.

Để cho ra những cánh chè xoắn, đẹp khâu vò chè cũng khá quan trọng.

Khâu này cũng đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật.

Niềm vui làm nghề của nông dân vùng chè khi trực tiếp làm ra sản phẩm tại cuộc thi.

Sản phẩm ra lò là những cánh chè khô.

Ban Giám khảo chấm thi phần sản phẩm cuối cùng.

Người dân và du khách sẽ được thưởng trà ngay sau khi cuộc thi kết thúc.

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/anh-nong-dan-tan-uyen-thi-hai-sao-che-post804563.html