Nỗ lực phi đô la hóa của Nga mang tới lợi ích cho nhiều bên, bao gồm cả… Mỹ?

Quá trình phi đô la hóa đang diễn ra trên thế giới chưa chắc đã là một tin xấu đối với Mỹ, thậm chí còn ngược lại.

Khi Nga nỗ lực phát động xu hướng phi đô la hóa trên phạm vi toàn thế giới có thể dẫn đến một tình huống bất thường, chuyên gia tài chính Charles Hugh Smith cho biết trong bài phân tích của mình.

Khi Nga nỗ lực phát động xu hướng phi đô la hóa trên phạm vi toàn thế giới có thể dẫn đến một tình huống bất thường, chuyên gia tài chính Charles Hugh Smith cho biết trong bài phân tích của mình.

Từ vài năm trước, khi bắt đầu hứng chịu các lệnh cấm vận, Nga đã thực hiện nhiều bước đi để giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ trong giao dịch thương mại quốc tế và cách tiếp cận này ngày càng trở nên phổ biến trên phạm vi toàn thế giới.

Từ vài năm trước, khi bắt đầu hứng chịu các lệnh cấm vận, Nga đã thực hiện nhiều bước đi để giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ trong giao dịch thương mại quốc tế và cách tiếp cận này ngày càng trở nên phổ biến trên phạm vi toàn thế giới.

Nhiều quốc gia đồng minh với Nga đang nhanh chóng tiến hành sử dụng các loại tiền tệ thay thế để tước bỏ ảnh hưởng quốc tế của đồng đô la Mỹ, nhất là khi họ lo ngại sẽ bị bị trừng phạt tương tự như những gì xảy ra với Moskva.

Nhiều quốc gia đồng minh với Nga đang nhanh chóng tiến hành sử dụng các loại tiền tệ thay thế để tước bỏ ảnh hưởng quốc tế của đồng đô la Mỹ, nhất là khi họ lo ngại sẽ bị bị trừng phạt tương tự như những gì xảy ra với Moskva.

Theo nhận xét của chuyên gia Charles Hugh Smith trong một bài phân tích đăng trên ấn phẩm The Daily Reckoning (TDR), những gì đang xảy ra có thể gây tác động cực kỳ bất ngờ đối với nước Mỹ.

Theo nhận xét của chuyên gia Charles Hugh Smith trong một bài phân tích đăng trên ấn phẩm The Daily Reckoning (TDR), những gì đang xảy ra có thể gây tác động cực kỳ bất ngờ đối với nước Mỹ.

Nhà phân tích kinh tế người Mỹ cho biết: “Việc USD mất đi vị thế đồng tiền dự trữ chủ đạo trên thế giới vẫn được coi là một thảm họa nghiêm trọng, sẽ nhanh chóng phá hủy nền kinh tế Mỹ”.

Nhà phân tích kinh tế người Mỹ cho biết: “Việc USD mất đi vị thế đồng tiền dự trữ chủ đạo trên thế giới vẫn được coi là một thảm họa nghiêm trọng, sẽ nhanh chóng phá hủy nền kinh tế Mỹ”.

Mặc dù vậy, ông Smith lại gây bất ngờ khi đưa ra nhận định rằng hậu quả của việc phi đô la hóa không nghiêm trọng đối với nước Mỹ như vẫn tưởng.

Mặc dù vậy, ông Smith lại gây bất ngờ khi đưa ra nhận định rằng hậu quả của việc phi đô la hóa không nghiêm trọng đối với nước Mỹ như vẫn tưởng.

Ở một mức độ nào đó, những nỗ lực của Nga và các thành viên BRICS nhằm tìm kiếm một sự thay thế cho đồng đô la sẽ dẫn đến kết quả nghịch lý. Thực tế là nhiều nơi, bao gồm chính nước Mỹ có thể hưởng lợi từ việc USD mất vị thế thống trị.

Ở một mức độ nào đó, những nỗ lực của Nga và các thành viên BRICS nhằm tìm kiếm một sự thay thế cho đồng đô la sẽ dẫn đến kết quả nghịch lý. Thực tế là nhiều nơi, bao gồm chính nước Mỹ có thể hưởng lợi từ việc USD mất vị thế thống trị.

Theo nhận xét, nếu xảy ra trường hợp suy giảm ảnh hưởng quốc tế đối với đồng đô la Mỹ trên thị trường thương mại toàn cầu, các loại tiền tệ khác sẽ cạnh tranh với nhau để giành vai trò quan trọng hơn.

Theo nhận xét, nếu xảy ra trường hợp suy giảm ảnh hưởng quốc tế đối với đồng đô la Mỹ trên thị trường thương mại toàn cầu, các loại tiền tệ khác sẽ cạnh tranh với nhau để giành vai trò quan trọng hơn.

Tình huống này sẽ mang lại lợi ích to lớn cho tất cả mọi người, bởi vì từng quốc gia có thể tùy chọn đồng tiền phù hợp nhất cho giao dịch thương mại của mình.

Tình huống này sẽ mang lại lợi ích to lớn cho tất cả mọi người, bởi vì từng quốc gia có thể tùy chọn đồng tiền phù hợp nhất cho giao dịch thương mại của mình.

“Cá nhân tôi ủng hộ sự cạnh tranh bằng tiền tệ, càng có nhiều lựa chọn hơn trong một thị trường toàn cầu minh bạch, nơi tất cả những đồng tiền được giao dịch tự do dựa trên cung và cầu thì càng tốt cho mọi người", chuyên gia Smith nhấn mạnh.

“Cá nhân tôi ủng hộ sự cạnh tranh bằng tiền tệ, càng có nhiều lựa chọn hơn trong một thị trường toàn cầu minh bạch, nơi tất cả những đồng tiền được giao dịch tự do dựa trên cung và cầu thì càng tốt cho mọi người", chuyên gia Smith nhấn mạnh.

Đối với đồng đô la Mỹ, ảnh hưởng của nó dự báo sẽ giảm đi rõ rệt, cùng với đó USD sẽ không còn vị thế đồng tiền dự trữ chủ đạo, bởi vì không nó còn được xuất khẩu với số lượng lớn nữa.

Đối với đồng đô la Mỹ, ảnh hưởng của nó dự báo sẽ giảm đi rõ rệt, cùng với đó USD sẽ không còn vị thế đồng tiền dự trữ chủ đạo, bởi vì không nó còn được xuất khẩu với số lượng lớn nữa.

Về lâu dài, đồng đô la Mỹ sẽ trở thành một tài sản khan hiếm hơn, theo lý thuyết sẽ củng cố tỷ giá của nó. Cuối cùng, phi đô la hóa có thể mang lại lợi ích cho tất cả các bên, điều này rất bất ngờ khi nhiều người cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ sụp đổ.

Về lâu dài, đồng đô la Mỹ sẽ trở thành một tài sản khan hiếm hơn, theo lý thuyết sẽ củng cố tỷ giá của nó. Cuối cùng, phi đô la hóa có thể mang lại lợi ích cho tất cả các bên, điều này rất bất ngờ khi nhiều người cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ sụp đổ.

Tuy nhiên cần nhấn mạnh quá trình phi đô la hóa vẫn chỉ là trên lý thuyết mà thôi, đồng USD vẫn có sức ảnh hưởng quá lớn trên toàn thế giới, không dễ dàng để lật đổ nó khỏi "ngai vàng".

Tuy nhiên cần nhấn mạnh quá trình phi đô la hóa vẫn chỉ là trên lý thuyết mà thôi, đồng USD vẫn có sức ảnh hưởng quá lớn trên toàn thế giới, không dễ dàng để lật đổ nó khỏi "ngai vàng".

Mặc dù một vài quốc gia đã thống nhất giao dịch bằng đồng nội tệ của nhau nhưng tỷ trọng vẫn quá nhỏ nhoi, ước tính chưa đến 3% thương mại thế giới, cho nên phi đô la hóa vẫn là điều gì đó rất xa vời.

Mặc dù một vài quốc gia đã thống nhất giao dịch bằng đồng nội tệ của nhau nhưng tỷ trọng vẫn quá nhỏ nhoi, ước tính chưa đến 3% thương mại thế giới, cho nên phi đô la hóa vẫn là điều gì đó rất xa vời.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/no-luc-phi-do-la-hoa-cua-nga-mang-toi-loi-ich-cho-nhieu-ben-bao-gom-ca-my-post538475.antd