Những vụ giải cứu kỳ tích nhất trong lịch sử gần đây

Trong những sự cố, tai ương bất ngờ, mục tiêu cao cả của nhiệm vụ giải cứu là bảo toàn tính mạng nạn nhân, đồng nghĩa với việc người cứu hộ phải chấp nhận rủi ro lớn. Hãy điểm lại các vụ giải cứu thần kỳ, kỳ tích nhất trong lịch sử gần đây.

Năm 2010, sự cố 33 thợ mỏ Chile bị mắc kẹt bên trong mỏ ở San José bị sập được cả thế giới nín thở theo dõi

Những thợ mỏ bị mắc kẹt trong 69 ngày và đáng kinh ngạc là họ đã được giải cứu thành công. Cuộc giải cứu được hơn 1 tỷ người khắp toàn cầu theo dõi

Năm 2018, người dân khắp Thái Lan và thế giới cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe tin 12 cậu bé và huấn luyện viên bóng đá của họ đã được tìm thấy còn sống sau khi mất tích 9 ngày.

Cả nhóm mắc kẹt trong một hang động ngập nước tại quần thể hang Tham Luang. Các thợ lặn cứu hộ người Anh đã tìm thấy họ trong khi hơn 1.000 người tham gia tim kiếm

Vào tháng 4-2010, một cuộc giải cứu kỷ lục đã diễn ra trên Annapurna, đỉnh núi cao thứ 10 trên thế giới. Ba nhà leo núi người Tây Ban Nha và Romania bị mắc kẹt ở độ cao 6.950 m.

Phi công Daniel Aufdenblatten đã điều khiển trực thăng thả đoạn dây dài để đưa họ đến nơi an toàn. Hướng dẫn viên Richard Lehner cũng được đánh giá cao bởi đã hỗ trợ tận tình những người leo núi gặp nạn.

Năm 2010, Haiti đã trải qua một trận động đất mạnh 7,0 độ richter gây tàn phá trên diện rộng, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân.

15 ngày sau trận động đất, lực lượng cứu hộ đã phát hiện ra Darlene Etienne, 16 tuổi, còn sống sau khi nghe thấy tiếng rên từ đống đổ nát. Etienne được phát hiện mắc kẹt dưới đó và vẫn tỉnh táo trong chừng đó thời gian

Phi công Chesley Burnett “Sully” Sullenberger đã cho máy bay hạ cánh ngoạn mục trên sông Hudson, New York. 150 người trên máy bay thoát chết một cách thần kỳ.

Trong sự cố này, chuyến bay 1549 của US Airways đã phải hạ cánh khẩn cấp hôm 15-1-2009 ngay sau khi máy bay khởi hành từ sân bay LaGuardia của New York và bị một đàn ngỗng tấn công.

Bão Katrina là một thảm họa thiên nhiên ở New Orleans xảy ra hồi tháng 8-2005, khiến 1.000 người thiệt mạng và nhiều cư dân phải di dời.

Sau bão, lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ đã nỗ lực không ngừng để giải cứu những người bị mắc kẹt. Cuối cùng, hơn 5.000 nhân viên cứu hộ đã cứu sống hơn 33.000 người

Khi Jessica McClure, 18 tháng tuổi rơi xuống giếng ở sân sau vào ngày 14-10-1987, lực lượng cứu hộ đã làm việc liên tục 58 giờ để cứu cô bé.

Quá trình này được đăng tải gần như trực tiếp trên CNN, thu hút hàng triệu khán giả trên khắp nước Mỹ. Thử thách kéo dài hơn 2 ngày đã kết thúc với việc giải cứu thành công bé Jessica.

Vào ngày 13-10-1972, một chiếc máy bay trên đường từ Montevideo, Uruguay đến Santiago, Chile đã bị rơi ở dãy Andes do điều kiện thời tiết bất lợi. Hơn 1/4 số hành khách đã chết và những người sống sót còn lại phải ăn thịt đồng loại.

Trong số người sống sót, Nando Parrado và Roberto Canessa (trên cùng trong ảnh) đã ra khỏi hiện trường để tìm kiếm sự giúp đỡ. Ngày 22-12, họ quay trở lại cùng đội cứu hộ, đưa toàn bộ 16 người sống sót đến nơi an toàn.

SS Andrea Doria, tàu du lịch hạng sang của Italia đã va chạm với tàu MS Stockholm ở đảo Nantucket, Bắc Đại Tây Dương vào năm 1956 khi đang chở khoảng 1.700 hành khách.

Các hành khách nhanh chóng được chuyển sang tàu MS Stockholm và các tàu gần khác. Tuy vậy, tàu Andrea Doria bị chìm đột ngột và 46 người thiệt mạng.

Một nhiệm vụ phức tạp trong Thế chiến thứ hai có sự tham gia của 121 biệt kích Mỹ là giải cứu hơn 500 tù nhân chiến tranh của quân đồng minh bị giam tại trại Cabanatuan ở Philippines.

Vào tháng 1-1945, biệt kích Mỹ tấn công bất ngờ vào quân Nhật Bản, dẫn đến việc giải phóng thành công hàng trăm binh sĩ trong khi chỉ chịu một vài thương vong.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nhung-vu-giai-cuu-ky-tich-nhat-trong-lich-su-gan-day-post560931.antd