Những trường hợp nào không nên ăn rau muống

Rau muống là loại rau rất thông dụng, nhưng ít ai biết cách sử dụng rau muống như một vị thuốc chữa bệnh ngoài da mùa hè và có những người không nên ăn rau muống.

Rau muống vị ngọt, tính mát. Theo đông y, rau muống có tác dụng giải nhiệt, thông tiểu tiện, chữa táo bón, đái dắt.

Trong rau muống có nhiều chất dinh dưỡng như protein, lipid, calci, phốt pho, sắt, vitamin B1, B2, C, PP…

1. Các bài thuốc từ rau muống

- Điều trị lở ngứa, loét ngoài da: Ngọn rau muống, lá cáy vòi voi rửa sạch, giã nhuyễn với ít muối đắp lên vùng tổn thương.

- Chữa viêm lưỡi, viêm viền môi, thiếu vitamin B12: Dùng 100g rau muống nấu canh, ăn hàng ngày.

- Chữa mụn nhọt: Rau muống tươi giã nát với mật ong vừa đủ, đánh nhuyễn, đắp vào chỗ đau.

- Điều trị bí tiểu phù thũng do bệnh thận: Một nắm rau muống tươi, rễ tranh 12g, râu ngô 12g, đun sôi, lọc lấy nước uống.

- Trị bí tiểu do nhiệt: Rau muống một nắm tươi, râu ngô 10g, rửa sạch, cho vào ấm đổ 500ml nước đun còn 200ml, chia uống 2 lần/ngày.

- Trị rôm sảy, mẩn ngứa do nóng: Rau muống rửa sạch nấu nước tắm hàng ngày rất hiệu nghiệm.

Rau muống nấu nước tắm giúp giảm ngứa do rôm sảy trong mùa hè.

- Điều trị kiết lỵ: Sử dụng 400g thân rau muống, 4-6g trần bì, đun nhỏ lửa 2-3 giờ, dùng uống trong ngày.

- Giảm lượng đường trong máu: Chọn rau muống tươi, nhặt lấy phần thân 60g, thêm nước vừa đủ, nấu canh ăn.

- Thanh nhiệt, lương huyết, cầm máu trị tâm phiền chảy máu mĩ, ù tai, chóng mặt: Rau muống 150g, cúc hoa 10g, đan bì 10g sắc lấy nước uống.

- Giúp mái tóc khỏe đẹp, cải thiện tình trạng rụng tóc: Uống nước ép rau muống kết hợp với rau diếp cá, Ngày uống 20-30ml trong 20-30 ngày cho một mái tóc chắc khỏe, mượt, óng ả.

- Chữa viêm loét dạ dày, ợ chua: 20g rau muống tươi, 20g cỏ mực, 12g vỏ quýt khô. Các vị thuốc rửa sạch, cắt khúc sắc lấy nước uống khoảng 1 tuần.

- Gây nôn, trị ngộ độc thức ăn: 500g rau muống, 30g cam thảo, 120g đậu xanh. Tất cả nguyên liệu trên sắc lấy nước đặc, uống trong ngày.

Rau muống kết hợp với một số vị thuốc như đậu xanh, cam thảo giúp gây nôn do ngộ độc.

2. Những trường hợp không nên sử dụng rau muống

Người bị viêm khớp, gout, sỏi thận... không nên dùng rau muống vì sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng, do rau muống chứa nhiều purin, acid oxalic, chất gây viêm khớp.
Những người suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn, sợ giá lạnh, chân tay lạnh không nên ăn rau muống.
Người đang uống thuốc đông y mà ăn rau muống sẽ gây giã thuốc, giảm hiệu quả điều trị.
Người đang có vết thương, mụn nhọt trong quá trình điều trị, nếu ăn rau muống có thể gây sẹo lồi, mất thẩm mỹ.

Mời bạn xem tiếp video:

Mù mắt do đeo kính áp tròng sai cách | SKĐS

BS. Vũ Duy Thành

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nhung-truong-hop-nao-khong-nen-an-rau-muong-169230718094430351.htm