Những tháng ngày không quên

Gần 2 năm chiến đấu với 'giặc' COVID-19, đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành Y tế là những người tuyến đầu chống dịch. Hàng nghìn 'chiến sĩ áo trắng' tỉnh Ninh Bình đã bền bỉ, vượt lên khó khăn, nỗi sợ hãi, hy sinh hạnh phúc riêng, giữ trọn tình yêu với nghề, góp phần mang lại sự bình yên, an toàn cho mỗi người dân, gia đình và xã hội, đóng góp công sức cho nhiệm vụ phòng chống dịch.

Nhân viên y tế Phòng khám đa khoa khu vực Thanh Lạc (Nho Quan) chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Tân Sửu trong cơ sở cách ly điều trị bệnh nhân COVID-19.

Một cái Tết cổ truyền nữa của dân tộc sắp đến, năm nay, việc có được đón Tết tại gia đình hay không đối với điều dưỡng Nguyễn Thị Nguyệt, Phòng khám Đa khoa Thanh Lạc (huyện Nho Quan) còn chưa thể biết. Bởi việc này phụ thuộc vào tình hình diễn biến của dịch bệnh, vào lực lượng làm nhiệm vụ và cả sự điều động, tăng cường của ngành khi phát sinh những công việc đột xuất. Vậy nên, dù có sắp đến ngày được nghỉ Tết, chị Nguyệt vẫn chưa thể hứa năm nay có thể đón Tết với gia đình, người thân, bên những đứa con nhỏ hay không.

Nhớ lại cái Tết năm ngoái Tân Sửu 2021, chị Nguyệt cho biết, trước ngày Tết mấy ngày, chị nhận nhiệm vụ vào làm việc tại khu cách ly tập trung, với nhiệm vụ quản lý, theo dõi, giám sát các trường hợp đi về từ vùng dịch. Gia đình có 2 con nhỏ (9 tuổi và 3 tuổi), chồng chị lại là bộ đội xa nhà, cũng phải ở lại đơn vị chống dịch, các con phải nhờ ông bà nội, ngoại trông giúp, nhà chị đã đóng cửa dài ngày trong những ngày Tết về. "Chúng tôi xác định theo nghề Y thì sẽ gặp nhiều vất vả, khó khăn, nhất là khi xuất hiện dịch bệnh nguy hiểm.

Vậy nhưng, việc xa người thân, nhất là những đứa con đang hàng ngày được ôm ấp, chuyện trò với thời gian hàng tháng trời, nhất là vào dịp Tết, khi người người, nhà nhà sum họp thì quả thực rất tâm tư và nhiều nỗi niềm". "Những ngày Tết phải cách Nhân viên y tế Phòng khám đa khoa khu vực Thanh Lạc (Nho Quan) chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Tân Sửu trong cơ sở cách ly điều trị bệnh nhân COVID-19. Gần 2 năm chiến đấu với "giặc" COVID-19, đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành Y tế là những người tuyến đầu chống dịch.

Hàng nghìn "chiến sĩ áo trắng" tỉnh Ninh Bình đã bền bỉ, vượt lên khó khăn, nỗi sợ hãi, hy sinh hạnh phúc riêng, giữ trọn tình yêu với nghề, góp phần mang lại sự bình yên, an toàn cho mỗi người dân, gia đình và xã hội, đóng góp công sức cho nhiệm vụ phòng chống dịch. ly với thế giới bên ngoài, thấy ngày thật dài. Để vơi đi nỗi nhớ gia đình, đặc biệt là 2 con, sau khi cởi bỏ lớp quần áo bảo hộ, tôi chỉ biết nhìn ảnh các con cho vơi đi nỗi nhớ thương. Thi thoảng, vào những lúc tạm nghỉ, tôi lại hẹn ông bà, người thân để được nói chuyện với các con, nhìn nhau qua màn hình điện thoại, lần nào mẹ con cũng khóc..." - chị Nguyệt chia sẻ thêm. Là người được mệnh danh "có nhiều bệnh nhân COVID-19" nhất tỉnh, bác sĩ Tạ Thị Thu Huyền, Trưởng Phòng khám Đa khoa khu vực Cầu Yên (huyện Hoa Lư) là người gắn bó lâu dài và đầy đủ nhất với các đợt dịch bệnh xuất hiện trong nước. Ngoài các bệnh nhân trở về và ghi nhận từ các đợt dịch trong nước, còn có cả những công dân nhập cảnh về nước tránh dịch khi tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp. Những bệnh nhân này được cách ly, điều trị tại cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 - Phòng khám Đa khoa khu vực Cầu Yên.

Cán bộ y tế Bệnh viện đa khoa huyện Nho Quan chúc mừng bệnh nhân COVID-19 xuất viện.

Bác sĩ Tạ Thị Thu Huyền cho biết: Nhớ lại những ngày đầu được tăng cường làm nhiệm vụ điều trị bệnh nhân COVID-19, là những ngày đáng nhớ suốt cả cuộc đời làm nghề Y của tôi. Đó là tâm lý lo lắng, sợ hãi khi đây là căn bệnh truyền nhiễm mới nổi, chưa có thuốc dự phòng và điều trị đặc hiệu. Cuộc sống biệt lập, không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Mọi người chưa từng có thời gian xa gia đình lâu đến như vậy. Đặc biệt, vì là bệnh truyền nhiễm mới nổi, nên việc điều trị bệnh nhân trong điều kiện bắt buộc phải có trang phục bảo hộ kín mít từ đầu đến chân nên những y, bác sĩ không thể không lo có thể bị lây nhiễm chéo...

Cùng với đó là tâm lý nhiều bệnh nhân lo lắng, không yên tâm điều trị bệnh... Đó là khoảng thời gian khá dài để thích ứng, thích nghi và nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ nặng nề và khó khăn đó. "Những ngày đầu xa gia đình, đã rất nhiều lần, sau những giờ phút tất bật với công việc, tôi lại đứng về phía cửa sổ phòng trực, mắt nhìn về ngôi nhà của mình trong đêm tối, nghĩ đến những người thân trong gia đình, với mẹ già trên 80 tuổi, chồng và 2 con trai đang làm gì khi thiếu bàn tay người phụ nữ trong những bữa cơm. Nỗi nhớ thương chồng, con, mẹ già không thể nào diễn tả hết được, nước mắt cứ tự nhiên ứa ra... Rồi dần dần, những đợt dịch tiếp tục diễn biến phức tạp, tôi lại làm nhiệm vụ.

Những cảm xúc cũng dần chai lì, một phần bởi công việc cứ cuốn đi, phần nữa như là sự chấp nhận của nghề nghiệp, mỗi người thân đã quen với sự thiếu vắng của tôi, họ tự chăm lo tốt cho bản thân, để tôi yên tâm hoàn thành nhiệm vụ. Thỉnh thoảng cần thăm hỏi hoặc có việc gì tôi mới gọi điện thoại cho chồng, con để chia sẻ..." - bác sĩ Huyền nói, giọng nghẹn ngào, rưng rưng. Tính trong 2 năm (2020- 2021), bác sĩ Huyền đã tham gia tất cả 5 đợt điều trị bệnh nhân nguy cơ cao và những bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Phòng khám đa khoa Khu vực Cầu Yên, với hàng trăm bệnh nhân đã được chữa khỏi bệnh. Thời gian chị xa gia đình, biệt phái đến làm việc tại cơ sở điều trị bệnh nhân COVID không tính bằng tháng, mà tính bằng gần cả năm.

Những danh hiệu, phần thưởng được ghi nhận, như các Bằng khen của UBND tỉnh, Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ đã phần nào động viên, tiếp thêm động lực để bác sĩ Huyền tiếp tục cống hiến, bám trụ trong cuộc chiến đấu dài ngày với dịch COVID-19. Bác sĩ Nguyễn Mai Thanh, Phó trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Đội trưởng Đội phản ứng nhanh số 3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chia sẻ: Không kể thời gian ngày hay đêm, thời tiết nắng hay mưa, nóng hay lạnh, khi có ca bệnh là chúng tôi, các y, bác sỹ làm công tác dự phòng lại khẩn trương lên đường, với đầy đủ "đồ nghề" đi theo, gồm quần áo, mũ, kính chống dịch, các bộ kít, dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm... Ám ảnh với chúng tôi nhất, là khi thời tiết nắng nóng 35-37 độ C, ngồi trong nhà vẫn cảm thấy oi bức, khó chịu, vậy mà những cán bộ y tế dự phòng ngoài bộ quần áo trên người, phải mặc thêm bộ đồ chống dịch cấp 4, kín mít từ chân lên đầu, thêm kính chắn giọt bắn, khẩu trang, găng tay... để đảm bảo các yêu cầu phòng dịch. "Thời điểm ban đầu dịch bệnh xuất hiện và diễn biến phức tạp, hơn 1 tháng trời, mọi người ăn, nghỉ tại cơ quan để tiện cho công việc và cách ly với người thân, gia đình nhằm hạn chế nguy cơ có thể lây nhiễm bệnh. Sau này, trong các đợt dịch phát sinh mới, số ca bệnh tăng dần, chuyện không kịp ăn, bỏ qua bữa để làm việc, thậm chí là nhịn vệ sinh, khát nước, thiếu ngủ... đã trở thành bình thường.

Có những đêm, khi ghi nhận các ca bệnh, ổ dịch tại cộng đồng, những y bác sĩ dự phòng lại phải thức trắng để lấy mẫu, có hôm cho hàng nghìn người, sau đó ai cũng mệt rã rời và cảm thấy như có thể sụt mất vài kg trọng lượng chỉ trong 1 đêm... Vất vả, nguy hiểm là vậy, nhưng chúng tôi xác định, đó là nghề mình đã chọn, động viên nhau và không thể chùn bước..."- bác sĩ Nguyễn Mai Thanh chia sẻ thêm. Dịch COVID-19 hiện vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Qua 2 năm dịch bệnh hoành hành, trong cả nước đã có nhiều y, bác sĩ bị lây nhiễm bệnh, trong đó đã có những người đã hy sinh.

Đóng góp của những chiến sĩ áo trắng là không gì đo đếm được và không thể nói hết bằng lời. Những y, bác sĩ ngành Y, từ nhân viên y tế dự phòng, đến các y bác sĩ điều trị, phục hồi, vẫn đang kiên cường bám trụ để đứng vững trong cuộc chiến với COVID-19 chưa biết đến ngày nào kết thúc, với mong muốn và chung một quyết tâm, dịch bệnh nhanh chóng được khống chế và đẩy lùi. Xin được tri ân những hy sinh thầm lặng ấy.

Bài, ảnh: Hạnh Chi

Nguồn Ninh Bình: https://baoninhbinh.org.vn/nhung-thang-ngay-khong-quen/d20220121153844665.htm