Những tác động của bệnh mãn tính trong thai kỳ

Một thai kỳ khỏe mạnh cũng phụ thuộc phần lớn vào sức khỏe mẹ bầu. Với những mẹ bầu mắc một số bệnh mãn tính, có thể sẽ trải qua một thai kỳ khó khăn và đôi khi là nguy hiểm hơn bình thường.

Để đảm bảo sức khỏe thai phụ trong quá trình mang thai cũng như sự phát triển của thai nhi. Chị em cần chú ý kiểm tra sức khỏe 3 – 6 tháng trước khi mang thai để chuẩn bị sức khỏe tốt nhất.

Dưới đây là tác động của những căn bệnh mãn tính điển hình, các mẹ bầu cần hết sức chú ý trong suốt quá trình mang thai để tránh gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Viễm nhiễm phụ khoa

Viễm nhiễm phụ khoa là một trong những bệnh lý ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thụ thai của chị em. Khi mắc các bệnh viêm nhiễm, môi trường trong âm đạo của phụ nữ sẽ thay đổi, có thể làm giảm tính kiềm khiến tinh trùng khó có thể vào trong tử cung để thụ tinh.

Bệnh viêm nhiễm phụ khoa có thể gây ra nhiều hệ lụy trong thai kỳ

Nguy hiểm hơn, viêm nhiễm phụ khoa cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm buồng trứng, … nếu không được chữa trị để bệnh nặng hơn có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới.

Ngoài ra, các mẹ bầu mắc viêm nhiễm phụ khoa khi sinh dễ gây bệnh cho thai nhi. Khi sinh thường, thai nhi sẽ qua cửa tử cung, viêm nhiễm có thể gây các bệnh về mắt cho bé. Mẹ bầu khi mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nên khám và chữa trị càng sớm càng tốt tránh những hệ lụy có thể gây ra.

Bệnh tim

Việc mang thai gây nhiều thay đổi lớn trong hệ tim mạch. Người bình thường có thể thích nghi được; nhưng người có bệnh tim dù nhẹ hay nặng thì đều chịu ảnh hưởng xấu. Thai nghén nhiều khi dẫn tới suy tim toàn bộ với tỷ lệ tử vong mẹ khá cao.

Thể tích máu tăng từ tuần thai thứ 10 và tăng tối đa từ tuần lễ thứ 3034, tăng khoảng 2/5 thể tích so với trước khi có thai, khối lượng máu chỉ trở lại bình thường sau sinh 2 tháng. Các chuyển hóa khác cũng tăng làm tăng tiêu thụ ôxy. Thai nghén làm giảm sức cản của mạch máu ngoại vi và ứ trệ máu ở tĩnh mạch do tử cung to lên, chèn ép vào tĩnh mạch chủ.

Ba hiện tượng trên làm cho cung lượng tim tăng lên khoảng 30% ở tuần lễ thứ 34 và khoảng 80% khi chuyển dạ.

Cung lượng tim tăng là nhờ tăng tần số tim và sức bóp của tim. Ở người không bị bệnh tim, khả năng làm việc quá mức trên vẫn bảo đảm được. Nhưng ở người bị bệnh tim thì đó là nguyên nhân gây ra những tai biến, mức độ nhẹ hay nặng phụ thuộc vào mức độ bệnh tim.

Đối với những phụ nữ mang thai mà bị mắc bệnh tim mạch, việc nghỉ ngơi nhiều tại giường sẽ cần thiết trong suốt thai kỳ.

Động kinh

Động kinh là một căn bệnh thần kinh đặc trưng bởi những cơn co giật tái diễn đều đặn và thường không rõ nguyên nhân. Việc mang thai có thể khiến căn bệnh này trở nên phức tạp hơn theo hướng gia tăng tần suất xuất hiện cơn co giật. Ngoài ra, một số thuốc điều trị động kinh cũng có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng việc kiểm soát cơn động kinh bằng thuốc sẽ an toàn hơn đối với phụ nữ có thai so với việc để cơn co giật diễn ra mà không sử dụng thuốc. Do vậy, bác sỹ sẽ vẫn cho bạn sử dụng các loại thuốc chóng động kinh trong thai kỳ, nhưng có thể thay đổi về liều lượng.

Phương Vũ

/**/

Nguồn Gia Đình VN: http://www.giadinhvietnam.com/song/mang-thai/nhung-tac-dong-cua-benh-man-tinh-trong-thai-ky-d111853.html