Những nhà 'nghiên cứu' nhẹ dạ làm sai lệch chính sử

Một trong những cuốn sách đó là: 'Lễ hội và danh nhân lịch sử' của tác giả Hà Tùng Tiến (NXB Văn hóa - Thông tin, 1997). Chính sử qua tay những nhà 'nghiên cứu' nhẹ dạ Chính sử nhà Nguyễn viết gì về 'đối thủ' Quang Trung? (4)

Đưa điều nhảm nhí vào sách

Trong cuốn sách này, một số danh nhân lịch sử như An Dương Vương Thục Phán cũng được tác giả khai thác từ cuốn sách Cổ Lôi ngọc phả ở trên. Thậm chí đến nay, vì tin vào thông tin trên mà một dòng họ Lê Đại tộc đã nhận Thục Phán là ông tổ họ mình.

Xin trích một đoạn: "Thục Phán An Dương Vương là người họ Lê ở Mỹ Đức, con cháu dòng họ Lê Đại tộc bắt nguồn từ đây, trải qua 2.230 năm hình thành và phát triển đất nước, từ năm 258 TCN đến nay, dòng họ Lê đã cống hiến không biết bao nhiêu là xương máu cho Tổ quốc, nổi bật là hai triều đại Tiền Lê và Hậu Lê... (Sđd, tr.233)".

Và: "Hùng Vương tính ra đúng 2622 năm, đến Hùng Vương thứ 18 thì nhường nước cho An Dương Vương là dòng họ Lê. Như vậy, cụ An Dương Vương là ông tổ của dòng Lê Đại tộc" (Sđd, tr. 234).

Trong khi các nhà nghiên cứu còn chưa biết được nguồn gốc xuất xứ của vua Thục ở đâu, dân tộc gì, thì người ta ngây thơ cả tin vào những ghi chép của một cuốn sách không rõ nguồn gốc, coi Thục Phán là Lê Phán, quê ở Mỹ Đức(!) Không những thế, người ta còn biết đến người cô ruột của Thục Phán là vợ của vua Hùng Duệ Vương. Chính bà Lê Thị vợ vua này là tay trong, đã đồng mưu với Cao Lỗ (tướng của Thục Phán) xúc xiểm để đến nỗi Hùng Duệ Vương giết chết 24 con trai và 22 con gái của mình (!)

Không hiểu sao những điều nhảm nhí như thế mà người ta cũng tin được để đưa vào sách, để gây hiểu lầm cho những người nhẹ dạ, cả tin.

Ảnh minh họa.

Chính sử bị bóp méo

Một cuốn sách khác cũng khai thác tư liệu từ cuốn Cổ Lôi ngọc phả, đó là cuốn "Nữ lưu đất Việt" của hai tác giả Lê Duy Anh và Lê Hoàng Vinh (NXB Đà Nẵng, 2006). Cuốn sách này cũng ghi những điều rất lạ. Ví dụ, về bà Âu Cơ, sách ghi như sau: "Tổ Mẫu Âu Cơ mang họ Ngô, có tên thụy là Căn Kỷ công chúa, đời chúa Trịnh truy tặng bà hiệu Tần Ngô Thục Đức Đoan Trang Công Chúa. Bà mất ngày 5/5, mỗi làng giỗ bà cùng một ngày cho đến ngày 20/5 âm lịch hằng năm. Quốc lễ gọi là Đoan Dương tết. Mộ bà táng tại Đồng Láng, Khả Lãm (Bác Lãm) dưới thời vua Khải Định triều Nguyễn, hài cốt bà được chuyển về chùa Thượng Mạo, gọi là mộ bà Căn Kỷ, làng Trinh Lương gọi bà là Năn Nỉ, có nơi còn gọi bà là bà Chúa Lính. Bởi vì sinh thời, bà thường giúp chồng chăm sóc cho gia đình binh lính (Sdd, tr.12, 13)".

Bà Âu Cơ là mẹ chung của toàn dân tộc Việt Nam, sao bà lại mang họ Ngô? Là Quốc Mẫu, sao bà lại chỉ được phong là Công chúa? Và sao bà lại thường giúp chồng chăm sóc binh lính? Lạc Long Quân phụ trách trại lính bao giờ vậy?

Rồi còn nhiều thông tin khác lạ nữa. Ví dụ như Thánh Gióng, hình tượng kỳ vĩ chống ngoại xâm của dân tộc ta được tầm thường và dung tục hóa như thế này: "Có anh thanh niên họ Nguyễn hoàng tộc (tức họ Nguyễn ở Văn Nội - PDK chú thêm), lâu nay lầm lì ít nói, nay bỗng vui vẻ, cùng các bạn trẻ luyện tập võ bị. Anh tên là Cương vốn giỏi các thế võ dân tộc như múa quyền, đánh côn, múa kiếm. Anh đặc biệt có chiếc roi bằng chất liệu hỗn hợp, hỗng ruột để chứa dầu ở trong, khi đốt cháy, quất mạnh thì phun lửa ra ngoài" (Việt Nam và cội nguồn trăm họ, Bùi Văn Nguyên, NXB Khoa học Xã hội, 2001, tr. 136).

Những cuốn sách này làm cho người ta nghi ngờ, không còn biết đâu là thật, đâu là giả.

Hai cuốn sách “sai lệch” là “Việt Nam và cội nguồn trăm họ” của tác giả Bùi Văn Nguyên (NXB Khoa học xã hội, 2001) và cuốn “Huyền thoại hay sự thật cội nguồn cha Rồng mẹ Tiên” của tác giả Võ Trọng Thái (NXB Văn hóa dân tộc, 2002). Trong hai cuốn sách này, thì cuốn sách của Võ Trọng Thái, được quảng cáo rùm beng, làm ồn ào một dạo, gây bức xúc dư luận nên sau đó đã bị thu hồi để hủy. Còn cuốn của Bùi Văn Nguyên thì lặng lẽ, âm thầm, ít ai để ý đến, nên chẳng ai đặt vấn đề thu hồi, mặc dầu cả hai cuốn có nội dung tương tự nhau, và đều khai thác tư liệu chủ yếu từ một cuốn sách gọi là “Cổ Lôi ngọc phả truyền thư”.

TIN BÀI LIÊN QUAN

Sơn Tinh - Tản Viên: Hai anh hùng khác hẳn nhau

Sơn Tinh - Tản Viên là một hay là hai?

Chính sử nhà Nguyễn viết gì về “đối thủ” Quang Trung? (3)

Chính sử nhà Nguyễn viết gì về “đối thủ” Quang Trung? (2)

Chính sử nhà Nguyễn viết gì về “đối thủ” Quang Trung? (1)

BÀI ĐANG ĐỌC NHIỀU

Có con mắt thứ 3... sẽ thành nhà ngoại cảm?

Giải vận hạn 12 con giáp năm Rắn vàng (1)

Giải mã giá trị thật của đồng đen

Phan Duy Kha

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kim-chi-da-lua/201301/Nhung-nha-nghien-cuu-nhe-da-lam-sai-lech-chinh-su-892212/