Những ngôi trường chỉ có một học sinh trên thế giới

Do điều kiện khó khăn, ít người sinh sống, nhiều ngôi trường chỉ có một học sinh duy nhất. Sau khi học sinh tốt nghiệp, trường cũng đóng cửa.

 Năm 2013, Ngũ Đào là học sinh cuối cùng của trường tiểu học Tứ Tân, Trùng Khánh, Trung Quốc. Theo China Daily, do đô thị hóa phát triển mạnh, hệ thống giáo dục được cải thiện, nhiều học sinh ở vùng nông thôn chuyển lên thị trấn học. Ngũ Đào là trường hợp duy nhất không chuyển trường vì bố mẹ không muốn em đi học xa nhà. Ảnh: China Daily.

Năm 2013, Ngũ Đào là học sinh cuối cùng của trường tiểu học Tứ Tân, Trùng Khánh, Trung Quốc. Theo China Daily, do đô thị hóa phát triển mạnh, hệ thống giáo dục được cải thiện, nhiều học sinh ở vùng nông thôn chuyển lên thị trấn học. Ngũ Đào là trường hợp duy nhất không chuyển trường vì bố mẹ không muốn em đi học xa nhà. Ảnh: China Daily.

 Học sinh chuyển trường, giáo viên cũng rời đi. Vào thời điểm đó, chỉ có thầy Hướng Quốc Chính quyết tâm ở lại, giúp Ngũ Đào hoàn thành chương trình học. Do thiếu giáo viên, thầy Hướng đảm nhận toàn bộ môn học từ Toán, Văn, cho đến Âm nhạc, Thể dục. Ảnh: China Daily.

Học sinh chuyển trường, giáo viên cũng rời đi. Vào thời điểm đó, chỉ có thầy Hướng Quốc Chính quyết tâm ở lại, giúp Ngũ Đào hoàn thành chương trình học. Do thiếu giáo viên, thầy Hướng đảm nhận toàn bộ môn học từ Toán, Văn, cho đến Âm nhạc, Thể dục. Ảnh: China Daily.

 Tiểu học Notch Peak, bang Utah được biết đến là ngôi trường khác biệt nhất nước Mỹ khi chỉ có một học sinh. Corinne Gaby, nữ sinh duy nhất của trường, sống cùng cha mẹ tại trang trại trên núi. Để đến trường học gần nhất trong khu vực, gia đình em mất hơn một giờ lái xe. Tuy nhiên, con đường đến trường không an toàn khi mùa đông đến. Ảnh: Engoo.

Tiểu học Notch Peak, bang Utah được biết đến là ngôi trường khác biệt nhất nước Mỹ khi chỉ có một học sinh. Corinne Gaby, nữ sinh duy nhất của trường, sống cùng cha mẹ tại trang trại trên núi. Để đến trường học gần nhất trong khu vực, gia đình em mất hơn một giờ lái xe. Tuy nhiên, con đường đến trường không an toàn khi mùa đông đến. Ảnh: Engoo.

 Vì thế, vào năm Corinne lên 5 tuổi, các nhà giáo dục địa phương quyết định xây một ngôi trường dành riêng cho cô bé. Hai giáo viên đầu tiên nhận dạy Corinne cho biết, việc dạy học cho em quá khó khăn nên đã rời đi. Sau đó, cô Lisa Geary, một giáo viên ở Colorado, đã nộp đơn đăng ký. Nữ giáo viên thông tin việc dạy học một cô một trò giúp Corinne tiếp nhận nhiều kiến thức, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng được cải thiện. Ngoài giờ lên lớp, Corinne và cô Lisa còn cùng nhau tham gia các hoạt động ngoài trời. Ảnh: Rapid City Journal.

Vì thế, vào năm Corinne lên 5 tuổi, các nhà giáo dục địa phương quyết định xây một ngôi trường dành riêng cho cô bé. Hai giáo viên đầu tiên nhận dạy Corinne cho biết, việc dạy học cho em quá khó khăn nên đã rời đi. Sau đó, cô Lisa Geary, một giáo viên ở Colorado, đã nộp đơn đăng ký. Nữ giáo viên thông tin việc dạy học một cô một trò giúp Corinne tiếp nhận nhiều kiến thức, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng được cải thiện. Ngoài giờ lên lớp, Corinne và cô Lisa còn cùng nhau tham gia các hoạt động ngoài trời. Ảnh: Rapid City Journal.

 Nằm ngoài khơi của tỉnh Yamagato, Nhật Bản, trường trung học Tobishima chỉ còn một học sinh duy nhất vào năm 2019. Nhiều năm trước, trường từng phải đóng cửa do thiếu học sinh. Năm 2016, ngôi trường mở cửa lại để dạy học sinh duy nhất của trường, em Shibuya Arata. Ảnh: Sohu.

Nằm ngoài khơi của tỉnh Yamagato, Nhật Bản, trường trung học Tobishima chỉ còn một học sinh duy nhất vào năm 2019. Nhiều năm trước, trường từng phải đóng cửa do thiếu học sinh. Năm 2016, ngôi trường mở cửa lại để dạy học sinh duy nhất của trường, em Shibuya Arata. Ảnh: Sohu.

 Arata chia sẻ dù không có bạn bè đồng hành trong 3 năm học nhưng em không cảm thấy cô đơn. Ngược lại, do là học sinh duy nhất của trường, các thầy cô đều quan tâm, chăm sóc em nhiều hơn. Trong 3 năm học, Arata được nhà trường tạo điều kiện tham gia các chương trình ở vùng khác để em có cơ hội tiếp xúc, làm quen với bạn bè. Em được 5 giáo viên giỏi nhất trên đảo trực tiếp giảng dạy. Giáo viên đất liền cũng thường xuyên được mời về trường thỉnh giảng. Ảnh: Sina.

Arata chia sẻ dù không có bạn bè đồng hành trong 3 năm học nhưng em không cảm thấy cô đơn. Ngược lại, do là học sinh duy nhất của trường, các thầy cô đều quan tâm, chăm sóc em nhiều hơn. Trong 3 năm học, Arata được nhà trường tạo điều kiện tham gia các chương trình ở vùng khác để em có cơ hội tiếp xúc, làm quen với bạn bè. Em được 5 giáo viên giỏi nhất trên đảo trực tiếp giảng dạy. Giáo viên đất liền cũng thường xuyên được mời về trường thỉnh giảng. Ảnh: Sina.

 Dù chỉ có một học sinh, trường trung học Tobishima vẫn luôn cập nhật thông tin trên trang web. Sau khi Shibuya Arata tốt nghiệp, trường đóng cửa, trang web cũng dừng mọi hoạt động. Sau 3 năm học, Arata đã trưởng thành hơn và trở thành niềm hy vọng của người dân trong vùng. Họ luôn mong có một hoặc nhiều cậu bé Arata nữa xuất hiện để trường Tobishima có thể mở cửa và tiếp tục sự nghiệp trồng người. Ảnh: Sina.

Dù chỉ có một học sinh, trường trung học Tobishima vẫn luôn cập nhật thông tin trên trang web. Sau khi Shibuya Arata tốt nghiệp, trường đóng cửa, trang web cũng dừng mọi hoạt động. Sau 3 năm học, Arata đã trưởng thành hơn và trở thành niềm hy vọng của người dân trong vùng. Họ luôn mong có một hoặc nhiều cậu bé Arata nữa xuất hiện để trường Tobishima có thể mở cửa và tiếp tục sự nghiệp trồng người. Ảnh: Sina.

 Jhanvi Kumari, 7 tuổi, sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở làng Mansabigha, quận Gaya, Ấn Độ. Mỗi sáng, em luôn được giáo viên chào đón vì là học sinh duy nhất của ngôi trường trong làng. Cô Priyanka Kumari, giáo viên của Jhanvi, nhận xét em là một học sinh ngoan, chăm chỉ. Dù điều kiện đến trường khó khăn, em vẫn luôn đi học đầy đủ. Ảnh: The Guardian.

Jhanvi Kumari, 7 tuổi, sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở làng Mansabigha, quận Gaya, Ấn Độ. Mỗi sáng, em luôn được giáo viên chào đón vì là học sinh duy nhất của ngôi trường trong làng. Cô Priyanka Kumari, giáo viên của Jhanvi, nhận xét em là một học sinh ngoan, chăm chỉ. Dù điều kiện đến trường khó khăn, em vẫn luôn đi học đầy đủ. Ảnh: The Guardian.

 Theo The New Indian Express, Bộ Giáo dục đã chi 59.000 rupi (4.05 USD) mỗi tháng để hỗ trợ nữ sinh học tập. Trước đây, có 9 học sinh đăng ký học tại trường nhưng chỉ có Jhanvi Kumari nhập học. Cô Priyanka Kumari cũng là giáo viên duy nhất còn công tác tại trường. Ảnh: The Guardian.

Theo The New Indian Express, Bộ Giáo dục đã chi 59.000 rupi (4.05 USD) mỗi tháng để hỗ trợ nữ sinh học tập. Trước đây, có 9 học sinh đăng ký học tại trường nhưng chỉ có Jhanvi Kumari nhập học. Cô Priyanka Kumari cũng là giáo viên duy nhất còn công tác tại trường. Ảnh: The Guardian.

 Làng Sibilyakovo, Nga là nơi sinh sống của nhóm người dân tộc thiểu số Tatar. Hiện nay, làng chỉ còn 39 người và một học sinh duy nhất, em Ravil Izhmukhametov. Theo Reuters, năm 2019, Ravil theo học tại ngôi trường duy nhất trong làng, trường tiểu học Sibilyakovo. Trước đây, trường có 4 lớp, mỗi lớp 18 học sinh. Sau khi dân làng rời đi, trường chỉ còn lại một lớp học và học sinh duy nhất là Ravil. Ảnh: Reuters.

Làng Sibilyakovo, Nga là nơi sinh sống của nhóm người dân tộc thiểu số Tatar. Hiện nay, làng chỉ còn 39 người và một học sinh duy nhất, em Ravil Izhmukhametov. Theo Reuters, năm 2019, Ravil theo học tại ngôi trường duy nhất trong làng, trường tiểu học Sibilyakovo. Trước đây, trường có 4 lớp, mỗi lớp 18 học sinh. Sau khi dân làng rời đi, trường chỉ còn lại một lớp học và học sinh duy nhất là Ravil. Ảnh: Reuters.

 Cô Uminur Kuchukova, 61 tuổi, là giáo viên trường tiểu học Sibilyakovo. Cô đã đến tuổi nghỉ ngơi, nhưng vẫn ở lại, tiếp tục dạy Ravil cho đến khi em có đủ điều kiện chuyển đến một ngôi trường khác. Khi Ravil tốt nghiệp, trường học đóng cửa, cô Uminur cũng sẽ về hưu. Ảnh: Reuters.

Cô Uminur Kuchukova, 61 tuổi, là giáo viên trường tiểu học Sibilyakovo. Cô đã đến tuổi nghỉ ngơi, nhưng vẫn ở lại, tiếp tục dạy Ravil cho đến khi em có đủ điều kiện chuyển đến một ngôi trường khác. Khi Ravil tốt nghiệp, trường học đóng cửa, cô Uminur cũng sẽ về hưu. Ảnh: Reuters.

Minh Thúy

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nhung-ngoi-truong-chi-co-mot-hoc-sinh-tren-the-gioi-post1111232.html