Những món ăn vào đêm giao thừa mang lại may mắn của các nước trên thế giới

Vào dịp năm mới, một số nước trên thế giới, người dân rất chú trọng tới văn hóa ẩm thực ngày Tết. Dù món ăn truyền thống dịp năm mới ở mỗi quốc gia là khác nhau, song mọi người đều tin rằng những món ăn ngày Tết mang nhiều ý nghĩa về hy vọng năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc, may mắn và thành công.

Tại Áo và Cuba, quay heo sữa trên lửa được xem là một hoạt động truyền thống trong dịp lễ đón năm mới. Tại cả hai đất nước này, và nhiều đất nước khác trên thế giới, người ta cho rằng heo con là biểu trưng cho thịnh vượng, may mắn và tương lai tốt đẹp.

Người Argentina tin rằng ăn đậu vào những ngày đầu năm mới sẽ giúp họ có công việc ổn định hoặc tìm được một công việc khác tốt hơn.

Những phụ nữ chưa kết hôn tại Belarus sử dụng hạt bắp để xem ai sẽ là người đi lấy chồng trong năm tới. Mỗi người đặt một đống hạt bắp trước mặt mình và cùng nhau đợi cho người ta thả con gà trống ra. Nếu con gà trống đến và mổ đống bắp của ai trước thì người đó sẽ là người đầu tiên đi lấy chồng.

Trong ngày Tết cổ truyền Trung Hoa, thường diễn ra vào cuối tháng 1 Dương lịch, bánh sủi cảo chính là biểu tượng của sự thịnh vượng và trường thọ. Bánh sủi cảo thường được nặn thành hình nửa vòng tròn nhỏ, trông tựa như thỏi tiền thời xưa tại Trung Quốc.

Vài phút trước khi đến thời khắc chuyển giao sang năm mới, người dân tại El Salvador sẽ nhanh chóng đập một quả trứng vào trong ly nước rồi để bên cửa sổ. Khi đồng hồ điểm đúng 12 giờ, mọi người sẽ nhìn xem lòng đỏ trứng của mình có hình dạng gì, thì năm mới cũng sẽ đến như vậy.

Món bánh donut biến thể phiên bản Đức này được biết với tên gọi là Berliner hoặc Krapfen. Người Đức thường ăn bánh này vào đêm Giao thừa, bánh được phủ bởi một lớp bột đường và có nhân mứt trái cây. Tuy nhiên, trong ngày lễ này, nhiều người với khiếu hài hước của mình đã bày trò ‘chơi khăm’ bằng cách mời bạn mình những chiếc bánh bơm đầy nhân mù tạt.

Đây là một loại bánh cà phê thường được làm với hạnh nhân, được nướng theo kiểu truyền thống bằng cách đặt một đồng xu nhỏ vào trong lòng bánh. Tương truyền rằng vào thời khắc ngay sau khi chuyển giao sang năm mới hoặc vào ngày đầu tiên của năm mới, khi các thành viên trong gia đình cùng nhau cắt bánh, nếu người nào tìm thấy đồng xu này trong phần bánh của mình thì người đó sẽ may mắn trong cả năm đó.

Bánh Oliebollen dịch ra có nghĩa là ‘những quả bóng dầu mỡ’; các viên bánh được nhồi với nho khô, sau đó đem chiên rồi phủ một lớp bột đường. Theo truyền thuyết, những ai ăn bánh Oliebollen sẽ sống sót qua cơn thịnh nộ của nữ thần Perchta. Trong bóng tối của đêm Giao thừa, nữ thần này bay qua bầu trời, tay cầm thanh kiếm và mổ bụng những bộ lạc nổi loạn. Tuy nhiên, thanh kiếm của thần Percha sẽ trượt qua bụng của những người nào đã ăn no nê loại bánh béo mỡ này.

Tại Ấn Độ, người dân tổ chức lễ đón năm mới vào mùa xuân cùng với cơm và đậu lăng. Một lần nữa, đậu lăng trông giống như đồng xu và biểu trưng cho tương lai phát đạt.

Nhiều nhà sử gia nói rằng người Ireland thường bỏ những ổ bánh mì phết bơ trên bậc cửa ngoài nhà trong dịp năm mới, để trẻ em tại địa phương có thể đến và nhặt mang về. Người ta tin rằng miếng bánh mì để ngoài cửa tượng trưng cho một ngôi nhà không có sự nghèo đói, và chủ nhân của ngôi nhà sẽ có một năm mới no ấm sung túc đang chờ đón.

Kèm với cá, người Italia thưởng thức món đậu lăng vào dịp năm mới vì chúng trông giống như những đồng tiền nhỏ. Những hạt đậu tròn tròn được cho là biểu tượng của tương lai tốt đẹp và sự phát đạt trong năm tiếp theo.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nhung-mon-an-vao-dem-giao-thua-mang-lai-may-man-cua-cac-nuoc-tren-the-gioi-post566750.antd