Những loài động vật kỳ lạ nhất được tìm thấy ở Nam Cực

Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của trái đất. Hệ sinh thái cũng như các loài vật ở đây thường xuyên mang tới nhiều bất ngờ cho các nhà khoa học.

Nhện biển xuất hiện ở khắp mọi nơi trên trái đất. Ở những nơi khác, nhện biển có kích thước nhỏ, nhưng ở Nam Cực, chúng lại lớn hơn hẳn. Nhện biển Nam Cực có 8 chiếc chân dài và một chiếc vòi với kích thước đặc biệt lớn. Nhện biển Pycnogonid có khả năng thay đổi màu sắc theo nồng độ oxy, áp suất khu vực sinh sống và khi chạy trốn kẻ thù…Các nhà khoa học không lý giải được vì sao nhện biển Nam Cực lại có kích thước lớn như vậy.

Một loài động vật khác cũng có cách thức sống độc đáo là loài bọ đuôi bật Nam Cực (Megaphorura arctica). Cụ thể, bọ đuôi bật Nam Cực sẽ tiết ra glycerol để giữa ấm cơ thể, đồng thời giảm thiểu hoạt động trao đổi chất để tiết kiệm năng lượng. Nếu thời tiết trở nên quá khắc nghiệt, bọ đuôi bật Nam Cực có thể chuyển sang giai đoạn ngủ đông để sinh tồn.

Vùng biển Nam Cực còn là “ngôi nhà” của cá băng (icefish) loài cá có thể nhìn xuyên qua cơ thể trong suốt, bên trong cơ thể chúng có chất glycoprotein chống đông thay vì có các tế bào máu như các loài cá bình thường giúp chúng sống được trong những dòng nước lạnh giá Nam Cực.

Loài cua “Hoff” (“Hoff” crab), loài cua này “nuôi” vi khuẩn trên bộ lông ngực rậm rạp, sau đó lấy vi khuẩn làm thức ăn. Điều kỳ lạ là chúng sống tràn ngập xung quanh những miệng phun thủy nhiệt có độ sâu khoảng 2,5km dưới vùng biển Nam Cực nơi có nhiệt độ rất nóng khó loài nào có thể tồn tại.

Cá đá vây đen (Chaenocephalus aceratus) được các nhà khoa học đánh giá là một loài động vật kỳ lạ có thể sống trong môi trường biển lạnh nhất trái đất ở Nam Cực. Quả thực, loài cá này có nhiều khả năng đặc biệt. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, máu của cá đá vây đen có màu trắng. Ngoài ra, cá đá vây đen có 1 trái tim quá to và mật độ khoáng chất trong xương vô cùng thấp.

Các nhà nghiên cứu đến từ Australia đã vô cùng bất ngờ khi sử dụng camera đặc biệt và tình cờ tìm thấy loài sinh vật kỳ lạ này tại Nam Cực. Loài hải sâm có màu đỏ như máu này có tên khoa học là Enypniastes eximia. Hải sâm đỏ Enypniastes eximia còn có thể phát sáng trong bóng tối.

Loài bọt biển thủy tinh (glass sponges) có cấu tạo cơ thể cứng do bộ xương của chúng được tạo nên từ hợp chất silic điôxít (còn lại silica) có độ cứng cao. Loài bọt biển này sống phổ biến và “thống trị” dưới vùng biển Nam Cực, cung cấp môi trường sống cho hằng trăm loài động vật khác. Trên cơ thể của bọt biển thủy tinh có các bộ phận như kim, có thể đâm và “mắc kẹt” trong da.

Bất ngờ hơn cả là, các nhà khoa học đã phát hiện ra loài giun lông này khi thăm dò vùng nước sâu tới 1.000 m dưới lớp băng tại Nam Cực. Thông tin về phát hiện này ngay lập tức đã thu hút được sự chú ý của giới khoa học. Bởi giun lông được tìm thấy trên nhiều đại dương của trái đất. Đáng chú ý là, loài giun lông này còn có quan hệ họ hàng với giun đất trên đất liền.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nhung-loai-dong-vat-ky-la-nhat-duoc-tim-thay-o-nam-cuc-post568298.antd