Những loài động vật đã tuyệt chủng được các nhà khoa học muốn hồi sinh

Một số loài động vật tuyệt chủng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự đa dạng của thế giới động vật. Các nhà khoa học đang nỗ lực để mang chúng trở lại...

Vẹt đuôi dài Carolina: Đây là loài vẹt duy nhất bản địa miền đông Hoa Kỳ. Nó từng được tìm thấy từ miền nam Tiểu bang New York và Wisconsin tới vịnh Mexico. Loài vẹt này tuyệt chủng vào năm 1904 tại Florida.

Vẹt đỏ Cuba có nguồn gốc các đảo chính của Cuba và gần Isla de la Juventud. Chúng được cho rằng đã tuyệt chủng vào cuối thế kỷ thứ 19 vì nạn phá rừng.

Bò rừng châu Âu hay còn gọi là bò Tur. Người ta cho rằng đây là tổ tiên của bò nhà. Bò Tur trước đây phân bố rộng rãi cả ở châu Á và châu Âu dưới vài dạng khác nhau nơi mà chúng từng là loài ăn cỏ lớn nhất.

Dodo là một loài chim không biết bay đặc hữu của đảo Mauritius ở phía đông Madagascar, Ấn Độ Dương. Do môi trường không có bất kì loài thú ăn thịt nào nên Dodo không hề biết sợ. Nhưng khi con người đặt chân lên đảo thì chúng bị họ giết sạch.

Chim sẻ Dusky: Đây là một loài phụ không di cư của chim sẻ biển, được tìm thấy ở bán đảo Florida trong đầm lầy muối tự nhiên của đảo Merritt và dọc theo sông St Johns. Cá thể được biết đến cuối cùng đã chết vào ngày 17 tháng 6 năm 1987, và phân loài này đã chính thức được tuyên bố tuyệt chủng vào tháng 12 năm 1990.

Vịt Labrador được biết đến về việc di cư từ New Jersey về New England. Mặc dù hiện nay được xác nhận là còn tồn tại với số ít nhưng vào khoảng thời gian 1850 và 1870 chúng hoàn toàn biến mất với lí do vẫn là điều bí ẩn.

Gà Heath: Một phân loài của họ gà rằng đã từng sống tại vùng bờ biển bắc Mỹ đã tuyệt chủng vào năm 1932. Có giả thuyết tin rằng bữa ăn lễ Tạ ơn sẽ sử dụng món chính là giống gà này chứ không phải gà tây.

Gõ kiến mỏ ngà: Được biết đến là một trong những loài gõ kiến lớn nhất thế giới, gõ kiến mỏ ngà sinh sống tại các khu rừng nguyên sinh ở phía đông nam của Hoa Kỳ. Cũng như gõ kiến hoàng gia, vẫn chưa có bất kì báo cáo về việc trông thấy chúng từ thập niên 1940. Hiện nay chúng đã được xem là tuyệt chủng.

Gõ kiến hoàng gia chưa từng được nhìn thấy trong 5 thập kỷ, nhưng một số người tin rằng một số vẫn còn sống ngoài tự nhiên. Các nhà khoa học thì lại cho rằng chúng đã tuyệt chủng vì nơi chúng từng sống đã hoàn toàn bị san phẳng.

Anca lớn là một loài chim không biết bay đã bị tuyệt chủng trong giữa thế kỷ 19. Đây là loài Anca hiện đại duy nhất trong chi Pinguinus ( là loài chim được phân loại vào loài cánh cụt đầu tiên ). Sự tuyệt chủng của Anca lớn được tin rằng là do biến đổi khí hậu và săn bắn quá mức.

Voi ma mút lông xoăn là một trong những loài ma mút cuối cùng và họ hàng gần gũi nhất còn sinh sống của nó là voi châu Á. Ma mút lông xoắn được nghiên cứu rất kỹ về ngoại hình và hành vi do việc khám phá được các xác chết đóng băng tại Siberia và Alaska, cũng như xương, răng, chất thải, và từ các bức vẽ trong hang động.

Voi răng mấu là các thành viên của chi tuyệt chủng Mammut. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng bệnh lao có thể chịu một nguyên nhân trong sự tuyệt chủng của voi răng mấu khoảng 10.000 năm trước Một yếu tố có ảnh hưởng khác tới sự tuyệt chủng của chúng tại Bắc Mỹ vào cuối thế Pleistocen có thể là sự hiện diện của người châu Mỹ bản xứ cổ đại, những người đã tới châu Mỹ với số lượng tương đối lớn vào khoảng 13.000 năm trước.

Chim Moa là tên gọi để chỉ loài chim không biết bay từng sống tại New Zealand. Từng là một trong những loài chim lớn nhất, nó có thể đạt đến 3.7 m chiều cao và nặng 226.8 kg. Vào khoảng năm 1400, loài chim này trở nên tuyệt chủng vì sự săn bắt quá mức của người Maori.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nhung-loai-dong-vat-da-tuyet-chung-duoc-cac-nha-khoa-hoc-muon-hoi-sinh-post567062.antd