Những hiện tượng thiên nhiên thú vị nhất

Trong thế giới có rất nhiều hiện tượng kỳ bí khiến các nhà khoa học phải ngày đêm suy nghĩ. Thegioi.vn sẽ cùng bạn cùng ngắm 10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí, thú vị nhất sau loạt ảnh dưới đây.

CôngThương - 1. Aurora Borealis: Hay còn gọi là Bắc cực quang là một trong những cảnh đẹp kì vĩ nhất từng xảy ra trên bầu trời trái đất. Hiện tượng này diễn ra khi mặt trời phát ra các hạt mang năng lượng cao (còn được gọi là hạt i-on), chúng di chuyển với tốc độ 300 đến 1200km/s. Những dòng plasma Dòng plasma tỏa ra từ mặt trời này được gọi là "gió mặt trời". Khi những con gió này tương tác với phần bên ngoài từ trường của trái đất một số i-on bị giữ lại, theo dòng từ trường nén xuống tầng điện ly, nằm trên bề mặt trái đất khoảng 60 đến 600km. Khi các i-on này va chạm với khí ga trong tầng điện ly, chúng bắt đầu phát sáng, tạo ra hiện tượng tuyệt đẹp như chúng ta đã thấy. 2. Đám mây Mammatu: Hiện tượng này được gọi là Mammatocumulus, nghĩa là "những đám mây gập ghềnh", chúng là những bọng nhỏ tạo thành mạng treo lơ lửng dưới dạng những đám mây. Được tạo nên chủ yếu từ băng, những đám mây Mammatus có thể trải rộng đến hàng trăm dặm về mỗi phía, trong khi đó, mỗi một cá thể mây có thể giữ nguyên vị trí trong vòng 15 phút liền. Mây Mammatus là dấu hiệu báo những trận bão lớn sắp đến, hoặc thời tiết sẽ cực kỳ xấu. 3. Thủy triều đỏ: Đúng ra hiện tượng này được gọi là tảo nở hoa hay còn gọi là thủy triều đỏ. Đây là một hiện tượng tự nhiên khi tảo ở cửa sông, biển hay ở các vùng nước ngọt tập trung lại một cách cực nhanh theo những cột nước và chuyển cả một vùng biển thành mày đỏ như máu. Hiện tượng này được gây nên bởi sự tập trung mạnh các thực vật phù du thành một đám dày đặc gần bề mặt nước. Nhìn chung thủy triều đỏ là vô hại, nhưng một vài trong số chúng có thể sinh chất độc mạnh làm chết cá, chim và các loài động vật có vú, có thể chúng sẽ có hại tới con người. 4.Chông băng: Ta có thể thấy hiện tượng này ở những khe núi với đủ kích cỡ và quy mô, những mỏm băng chỉ vài cm cho đến những mỏm cao đến 5m. Ban đầu, tia mặt trời tạo những gợn trên mặt băng, sau đó tạo ra những vết lõm ngày càng sâu, để lại những mỏm băng đứng hiên ngang và kì vĩ giữa giá lạnh. 5.Những hòn đá biết đi: Những hòn đá kỳ lạ biết dịch chuyển ở thung lũng Chết là điểm gây tranh cãi của các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ qua. Người ta nhìn thấy những hòn đá nặng hàng trăm pao dịch chuyển đến hàng trăm mét cùng lúc. Một số nhà khoa học đã nhận thấy rằng chính gió to và băng trên bề mặt đã khiến những viên đá này dịch chuyển. Tuy nhiên giả thuyết này đã không giải thích được tại sao những hòn đá này lại cùng bắt đầu di chuyển về những hướng khác nhau với tốc độ khác nhau. Hơn nữa những tính toán vật lý không ủng hộ cho giả thuyết này vì vận tốc gió hàng trăm dặm/giờ cũng có thể khiến những viên đá này di chuyển. Theo TG

Nguồn Công Thương: http://baocongthuong.com.vn/details/khoa-hoc-cong-nghe/nhung-hien-tuong-thien-nhien-thu-vi-nhat/32/0/16836.star