Những giấc ngủ ngắn giúp trẻ khỏe mạnh và thông minh hơn

Những năm đầu đời rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Một chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động đầy đủ và ngủ đủ giấc đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chúng. Vậy vai trò của những giấc ngủ ngắn là gì?

Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đặc biệt ở giai đooạn từ 2 đến 5 tuổi. Khi trẻ không ngủ đủ giấc hoặc ngủ trưa, sự phát triển về thể chất và tinh thần của chúng sẽ bị hạn chế, điều này dẫn đến tổn thương tế bào vì không có thời gian để phục hồi.

Lợi ích của việc ngủ trưa

Thúc đẩy tăng trưởng: Hormone tăng trưởng tiết ra trong giấc ngủ rất cần thiết cho sự tăng trưởng tự nhiên ở trẻ.

Giảm hormone gây căng thẳng: Hormone gây căng thẳng có hại cho tim sẽ giảm đi khi trẻ ngủ trưa đều đặn.

Giảm nguy cơ béo phì: Ngủ trưa thường xuyên làm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ em. Những giấc ngủ ngắn điều chỉnh sự tiết hormone kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể và ngăn ngừa tăng cân.

Giúp ngăn ngừa nhiễm trùng: Giấc ngủ trưa giúp tăng cường khả năng miễn dịch ở trẻ em, chống lại vi trùng và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Tăng sự tỉnh táo: Sau một giấc ngủ ngon, trẻ có thể tập trung và học tập tốt hơn.

Cải thiện tinh thần: Những đứa trẻ thường xuyên tuân thủ lịch ngủ trưa hợp lý sẽ có một sức khỏe tinh thần tốt hơn, điều này tác động tích cực đến sự phát triển của chúng.

Quy định thời gian ngủ cho trẻ

Thời gian ngủ trưa khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Khoảng thời gian ngủ lý tưởng nhất của trẻ từ 2-3 tuổi là 10-14 giờ, trẻ từ 3-5 tuổi nên ngủ 10 tiếng mỗi ngày.

Ảnh hưởng của việc ngủ trưa không đều đối với sức khỏe

Khi trẻ ngủ trưa không đúng giờ sẽ khiến năng lượng giảm, không đủ năng lượng để hoạt động. Điều này dẫn đến sự thiếu tập trung, ảnh hưởng đến việc học của chúng. Thiếu thời gian ngủ trưa có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Điều này cũng ảnh hưởng đến hành vi cảm xúc của trẻ, chúng sẽ luôn cảm thấy khó chịu, bực bội. Thời gian ngủ trưa không đủ cũng liên quan đến chế độ ăn uống của trẻ, trẻ có xu hướng ăn nhiều hơn, có thể dẫn đến béo phì.

Một số hậu quả tiêu cực của việc thiếu ngủ đối với trẻ em bao gồm:

Khó khăn khi thức dậy vào buổi sáng

Tăng động, không thể tập trung hoặc ngồi yên một chỗ

Tăng khẩu vị, ăn nhiều hoặc ăn không đủ

Không tính táo, dễ xảy ra tai nạn

Mất bình tĩnh, thường hay nổi giận

Cha mẹ nên làm gì để bé ngủ vào buổi chiều

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ không thể ngủ vào buổi chiều là do mất tập trung. Điều này thể hiện rõ hơn ở những gia đình có thói quen sinh hoạt chung, nơi trẻ em không thể ngủ được vì bị phân tâm bởi mọi người trong gia đình.

Tuy nhiên, trong các gia đình hạt nhân, điều này ít xảy ra và cha mẹ không gặp khó khăn gì khi cho con đi ngủ. Nếu con bạn không ngủ được vào buổi chiều, hãy áp dụng các biện pháp dưới đây:

Thực hiện theo một thói quen điển hình: Tạo cho trẻ một thói quen ăn ngủ cố định và rõ ràng theo lịch trình.

Hoạt động thể chất: Khuyến khích trẻ vận động thể chất thường xuyên để trẻ mệt mỏi và ngủ đúng giờ.

Lời khuyên để giúp trẻ ngủ trưa đều đặn

Thực hiện theo một lịch trình ngủ cố định cho bé.

Đảm bảo ánh sáng trong phòng tối khi trẻ chuẩn bị ngủ vì quá nhiều ánh sáng sẽ khiến trẻ khó vào giấc. Ngoài ra, phòng ngủ nên có đèn mờ để trẻ cảm thấy an toàn và dễ ngủ.

Giữ nhiệt độ phòng ở mức trung bình để trẻ ngủ ngon.

Phòng của trẻ không nên có những thứ gây xao nhãng như tivi, điện thoại di động hoặc các thiết bị khác.

Cha mẹ nên ưu tiên giấc ngủ tối ưu. Thực hiện thói quen “Ngủ sớm, dậy sớm” từ những năm đầu đời.

Hương Giang (Theo ParentCircle)

Nguồn Trẻ em Việt Nam: https://treemvietnam.net.vn/nhung-giac-ngu-ngan-giup-tre-khoe-manh-va-thong-minh-hon-d4144.html