Những dấu mốc cực kỳ quan trọng trong cuộc chiến tranh liên Triều

Đã hơn 70 năm kể từ ngày cuộc chiến tranh Triều Tiên bắt đầu nổ ra, nhưng những di chứng của cuộc chiến vẫn còn tồn tại và vẫn khiến hai miền Triều Tiên luôn trong trạng thái căng thẳng.

Vào cuối năm 1945 Triều Tiên thoát khỏi sự kiểm soát của người Nhật. Miền Bắc Triều Tiên do Liên Xô hậu thuẫn còn Miền Nam do quân Mỹ chiếm đóng.

Vào cuối năm 1945 Triều Tiên thoát khỏi sự kiểm soát của người Nhật. Miền Bắc Triều Tiên do Liên Xô hậu thuẫn còn Miền Nam do quân Mỹ chiếm đóng.

Năm 1948, quốc gia này bị chia cắt làm hai tại vĩ tuyến 38 với quốc gia tư bản được lập ra ở Miền Nam do Lý Thừa Vãn làm lãnh đạo, còn Miền Bắc theo chế độ xã hội chủ nghĩa do Kim Nhật Thành làm lãnh đạo.

Năm 1948, quốc gia này bị chia cắt làm hai tại vĩ tuyến 38 với quốc gia tư bản được lập ra ở Miền Nam do Lý Thừa Vãn làm lãnh đạo, còn Miền Bắc theo chế độ xã hội chủ nghĩa do Kim Nhật Thành làm lãnh đạo.

Lính Liên Xô rút quân khỏi Miền Bắc vào năm 1948, còn lính Mỹ rút quân vào năm 1949 nhưng giữa Miền Bắc và Nam vẫn là hai quốc gia thù địch và họ sẽ không chấp nhận ranh giới giữa họ.

Lính Liên Xô rút quân khỏi Miền Bắc vào năm 1948, còn lính Mỹ rút quân vào năm 1949 nhưng giữa Miền Bắc và Nam vẫn là hai quốc gia thù địch và họ sẽ không chấp nhận ranh giới giữa họ.

Ngày 25/6/1950 quân đội Triều Tiên tràn qua vĩ tuyến 38 tấn công Hàn Quốc với khoảng 75 ngàn quân đã nhanh chóng đánh bại quân đội Miền Nam và chiếm thủ đô Seoul rồi toàn bộ Miền Nam ngoại trừ thành phố Pusan.

Ngày 25/6/1950 quân đội Triều Tiên tràn qua vĩ tuyến 38 tấn công Hàn Quốc với khoảng 75 ngàn quân đã nhanh chóng đánh bại quân đội Miền Nam và chiếm thủ đô Seoul rồi toàn bộ Miền Nam ngoại trừ thành phố Pusan.

Sau khi quân đội Triều Tiên tràn qua vĩ tuyến 38 thì tổng thống Mỹ Truman đã lo sợ sự bành trướng của Liên Xô. Ông cho rằng nếu Triều Tiên rơi vào thống nhất thì các quốc gia khác sau đó cũng sẽ lần lượt rơi vào "trục Liên Xô".

Sau khi quân đội Triều Tiên tràn qua vĩ tuyến 38 thì tổng thống Mỹ Truman đã lo sợ sự bành trướng của Liên Xô. Ông cho rằng nếu Triều Tiên rơi vào thống nhất thì các quốc gia khác sau đó cũng sẽ lần lượt rơi vào "trục Liên Xô".

Hàn Quốc kêu gọi giúp đỡ và Mỹ đưa ra giải pháp tại kì họp Hội đồng Bảo an - Liên Hợp Quốc, Liên Xô đã không dùng quyền phủ quyết vì họ đã tẩy chay Hội Đồng vì nước Trung Hoa mới thành lập không được Hội Đồng thừa nhận.

Hàn Quốc kêu gọi giúp đỡ và Mỹ đưa ra giải pháp tại kì họp Hội đồng Bảo an - Liên Hợp Quốc, Liên Xô đã không dùng quyền phủ quyết vì họ đã tẩy chay Hội Đồng vì nước Trung Hoa mới thành lập không được Hội Đồng thừa nhận.

Kết quả là một nghị quyết cho phép thành lập một đội quân quốc tế của Liên Hợp Quốc với quân lính đến từ 16 quốc gia để cứu giúp Hàn Quốc và được chỉ huy bởi tướng Douglas MacAthur.

Kết quả là một nghị quyết cho phép thành lập một đội quân quốc tế của Liên Hợp Quốc với quân lính đến từ 16 quốc gia để cứu giúp Hàn Quốc và được chỉ huy bởi tướng Douglas MacAthur.

Quân Liên Hợp Quốc phần đông là Lính Mỹ tiến vào phía Nam vào tháng 7/1950, nhưng nhanh chóng bị dồn vào thế phòng thủ bởi quân đội Bắc Triều Tiên đã tạo thành một vòng vây siết chặt quanh Pusan, cho đến khi quân tiếp viện đến vào tháng 8 tướng MacAthur mới có thể đưa quân lính phá vòng vây.

Quân Liên Hợp Quốc phần đông là Lính Mỹ tiến vào phía Nam vào tháng 7/1950, nhưng nhanh chóng bị dồn vào thế phòng thủ bởi quân đội Bắc Triều Tiên đã tạo thành một vòng vây siết chặt quanh Pusan, cho đến khi quân tiếp viện đến vào tháng 8 tướng MacAthur mới có thể đưa quân lính phá vòng vây.

Đến tháng 9/1950, quân đoàn lính thủy đánh bộ mở một cuộc tiến công tại Incheon, quân đội Triều Tiên bị đẩy lui và rút về vĩ tuyến 38, quân Hàn Quốc giành lại Seoul vào cuối tháng 9/1950.

Đến tháng 9/1950, quân đoàn lính thủy đánh bộ mở một cuộc tiến công tại Incheon, quân đội Triều Tiên bị đẩy lui và rút về vĩ tuyến 38, quân Hàn Quốc giành lại Seoul vào cuối tháng 9/1950.

MacAthur muốn vượt ra ngoài ý tưởng ngăn chặn quân Triều Tiên theo kế hoạch ban đầu, Truman tuy lo ngại phản ứng của Trung Quốc nhưng vẫn miễn cưỡng cho phép tiến quân vượt biên giới, đánh vào Bình Nhưỡng ngày 7/10/1950.

MacAthur muốn vượt ra ngoài ý tưởng ngăn chặn quân Triều Tiên theo kế hoạch ban đầu, Truman tuy lo ngại phản ứng của Trung Quốc nhưng vẫn miễn cưỡng cho phép tiến quân vượt biên giới, đánh vào Bình Nhưỡng ngày 7/10/1950.

Ngày 12/10/1950 quân của Liên Hợp Quốc đã chiếm được Bình Nhưỡng, rồi đẩy quân Triều Tiên ra tận sông Áp Lục gần biên giới Trung Quốc. Trung Quốc đã trả đũa bằng cách gửi 250 ngàn lính tới giúp Triều Tiên, quân của Liên Hợp Quốc bị áp đảo bởi lực lượng này và bị đẩy ra khỏi Miền Bắc với thương vong lớn.

Ngày 12/10/1950 quân của Liên Hợp Quốc đã chiếm được Bình Nhưỡng, rồi đẩy quân Triều Tiên ra tận sông Áp Lục gần biên giới Trung Quốc. Trung Quốc đã trả đũa bằng cách gửi 250 ngàn lính tới giúp Triều Tiên, quân của Liên Hợp Quốc bị áp đảo bởi lực lượng này và bị đẩy ra khỏi Miền Bắc với thương vong lớn.

Tháng 1/1951 lính Trung Quốc và Triều Tiên tái chiếm Seoul, MacAthur muốn dùng bom hạt nhân lên Trung Quốc nhưng sau đó bị tổng thống Truman cho thôi chức vụ vì lý do bất tuân lệnh và ông trở lại chính sách ngăn chặn như ban đầu. Tháng 6/1951 Liên Hợp Quốc gửi thêm quân đến đây và đẩy lui quân Triều Tiên ra khỏi vĩ tuyến 38 và củng cố lại Miền Nam.

Tháng 1/1951 lính Trung Quốc và Triều Tiên tái chiếm Seoul, MacAthur muốn dùng bom hạt nhân lên Trung Quốc nhưng sau đó bị tổng thống Truman cho thôi chức vụ vì lý do bất tuân lệnh và ông trở lại chính sách ngăn chặn như ban đầu. Tháng 6/1951 Liên Hợp Quốc gửi thêm quân đến đây và đẩy lui quân Triều Tiên ra khỏi vĩ tuyến 38 và củng cố lại Miền Nam.

Sau đó cuộc chiến của hai bên rơi vào bế tắc. Vào tháng 6 cuộc đàm phán hòa bình bắt đầu nhưng chưa có thỏa thuận nào được thông qua. Trong khi đó giao tranh vẫn tiếp tục xảy ra giữa các phi công Mỹ và phi công Liên Xô trên bầu trời hai miền.

Sau đó cuộc chiến của hai bên rơi vào bế tắc. Vào tháng 6 cuộc đàm phán hòa bình bắt đầu nhưng chưa có thỏa thuận nào được thông qua. Trong khi đó giao tranh vẫn tiếp tục xảy ra giữa các phi công Mỹ và phi công Liên Xô trên bầu trời hai miền.

Vào đầu năm 1953 khi Dwight D. Eisenhower lên làm tổng thống đã chấm dứt chiến tranh. Sau hai năm thương lượng vào ngày 27/7/1953 ký hiệp định đình chiến tại Panmunjom, vĩ tuyến 38 và một khu vực phi quân sự được lập ra, tồn tại đến ngày nay. Nguồn ảnh: Warhistory.

Vào đầu năm 1953 khi Dwight D. Eisenhower lên làm tổng thống đã chấm dứt chiến tranh. Sau hai năm thương lượng vào ngày 27/7/1953 ký hiệp định đình chiến tại Panmunjom, vĩ tuyến 38 và một khu vực phi quân sự được lập ra, tồn tại đến ngày nay. Nguồn ảnh: Warhistory.

Những cuộc không chiến đầy máu lửa trên không phận Triều Tiên. Nguồn: TheArchive.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nhung-dau-moc-cuc-ky-quan-trong-trong-cuoc-chien-tranh-lien-trieu-1587157.html