Những cô gái giữ điệu múa Xòe Thái trên mảnh đất vùng biên

Múa Xòe là điệu múa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Xòe Thái đã theo chân bà con đồng bào Thái vào Tây Ninh tại ấp Phước Trung, xã Long Phước, huyện Bến Cầu từ sau năm 1975.

Các thành viên đều luyện tập chăm chỉ điệu múa nghệ thuật mang bản sắc của dân tộc mình.

Các thành viên đều luyện tập chăm chỉ điệu múa nghệ thuật mang bản sắc của dân tộc mình.

Đang theo học tại khoa Giáo dục mầm non Trường cao đẳng Sư phạm Tây Ninh, Hà Ngọc Trang là một trong những cô gái ở mảnh đất vùng biên thuộc xã Long Phước, huyện Bến Cầu đang tích cực giữ điệu múa Xòe của đồng bào dân tộc Thái.

Múa Xòe là điệu múa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Xòe Thái đã theo chân bà con đồng bào Thái vào Tây Ninh tại ấp Phước Trung, xã Long Phước, huyện Bến Cầu từ sau năm 1975. Tháng 12.2022, Xòe Thái trở thành Di sản văn hóa phi vật thể thứ 14 của Việt Nam được UNESCO ghi danh.

Hôm chúng tôi tìm đến ấp Phước Trung, nơi đang lưu giữ và bảo tồn điệu Xòe Thái tại Tây Ninh, Trang đang mải mê tập luyện điệu Xòe Thái cùng với 4 người bạn đều là đồng bào dân tộc Thái.

Trong trang phục với sắc màu, hoa văn đẹp mắt, Trang cùng các bạn thoăn thoắt biểu diễn điệu múa độc đáo trong tiếng nhạc rộn ràng. Trang khoe, toàn bộ vải của những bộ trang phục trên người đều được Trang và các bạn đặt ở tận Thanh Hóa mang về.

Trang kể, lúc còn là học sinh (năm 2019), được các thầy về xã dạy cho điệu múa Xòe Thái. Dần dần biết nhiều điệu múa hơn nên đã phát triển thêm nhiều điệu múa mới để đi biểu diễn.

Đội múa Xòe của Trang dẫn dắt từ ban đầu chỉ có vài thành viên nay đã có hơn 30 thành viên. Đội múa đã mang điệu múa độc đáo này tham gia các hoạt động Đoàn cho đến các chương trình văn hóa, nghệ thuật cấp xã, huyện và cấp tỉnh.

Đội múa Xòe Thái tập luyện tại nhà Trang.

Đội múa Xòe Thái tập luyện tại nhà Trang.

Trang bồi hồi kể, quê Trang ở Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa, nơi có núi rừng, có suối thác, có hang động xen lẫn những bản làng yên bình và ruộng bậc thang. Ở đó, bà con có nhiều điệu múa khác nhau. Khoảng năm lớp 6, lớp 7, Trang theo gia đình vào Tây Ninh sinh sống. Từ nhỏ, Trang vốn thích múa nên cũng ao ước mang điệu múa này truyền cảm hứng đến nhiều người hơn.

Trang lý giải: “Là người đồng bào dân tộc Thái, em muốn mang điệu múa- là nếp văn hóa riêng của đồng bào mình đến vùng đất mới- Tây Ninh. Nên khi có cơ hội em đã thành lập được đội múa và duy trì đến bây giờ”.

Nói về điệu Xòe đặc biệt này, Trang tự hào nói: “Em thích nhất ở các động tác múa, không quá khó nhưng tay chân phải dẻo và chịu khó thì mới tập luyện được. Trang phục có nét rất riêng của dân tộc Thái chúng em.

Đó chính là in nhiều hoa văn lượn theo bướm; khi múa mọi người đều cảm thấy sự mệt mỏi trong mình giảm đi. Chính sự truyền cảm hứng của điệu múa nên càng ngày càng có nhiều bạn xin tham gia vào đội hơn. Ngoài các bạn dân tộc Thái, cũng có nhiều bạn là người Kinh nữa”.

2 bạn Vi Thị Thu Quỳnh và Hà Thị Thùy Dung, học sinh lớp 12 Trường phổ thông Dân tộc nội trú Tây Ninh, là thành viên của đội múa. Dung khoe: “Trước đó, em có tính nhút nhát, nhưng khi tham gia tập múa, em được trau dồi bản thân hơn và thấy có ý nghĩa hơn khi được mang văn hóa đặc sắc của dân tộc mình đến nhiều người. Sau này khi em được tham gia biểu diễn ở nhiều nơi, trên những sân khấu lớn hơn càng giúp em tự tin”.

Hà Ngọc Trang là một trong những cô gái ở mảnh đất vùng biên thuộc xã Long Phước, huyện Bến Cầu đang tích cực giữ điệu múa Xòe của đồng bào dân tộc Thái.

Hà Ngọc Trang là một trong những cô gái ở mảnh đất vùng biên thuộc xã Long Phước, huyện Bến Cầu đang tích cực giữ điệu múa Xòe của đồng bào dân tộc Thái.

Còn Quỳnh hào hứng cho biết, trong lớp có 2 bạn dân tộc Thái đều thích điệu múa này và cùng tham gia với nhau trên khắp các sân khấu biểu diễn của trường. Nhờ đó, mình có cơ hội được giao tiếp nhiều hơn, tự tin hơn và tìm thấy niềm vui lớn cho mình.

Theo ông Hà Duy Khuyền, 72 tuổi, người có uy tín của đồng bào dân tộc Thái ở ấp Phước Trung, từ khoảng cuối năm 1992, ông đưa gia đình từ Thanh Hóa vào Tây Ninh lập nghiệp. Những năm sau đó, nhiều hộ dân tộc Thái khác cũng rời làng quê vào, dần hình thành cộng đồng dân tộc Thái ở ấp Phước Trung, xã Long Phước ngày nay.

Xòe từ xa xưa đã trở thành hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa, đời sống tinh thần của cộng đồng người Thái. “Xòe” có nghĩa là múa với các động tác tượng trưng cho các hoạt động của con người trong nghi lễ, sinh hoạt văn hóa, cuộc sống, lao động. Xòe được trình diễn trong nghi lễ, trong đám cưới, lễ hội, các sự kiện văn hóa của cộng đồng.

Nắm được nguyện vọng ấy, năm 2019, UBND xã Long Phước có tờ trình gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh, UBND huyện Bến Cầu xem xét, tạo điều kiện xây dựng nhà văn hóa dân tộc Thái, phục dựng điệu múa xòe dân tộc Thái. Đến nay, điệu múa xòe đã được khôi phục.

Một trong số các thành viên của đội múa do Trang dẫn dắt.

Một trong số các thành viên của đội múa do Trang dẫn dắt.

Theo đó, Sở VH,TT&DL Tây Ninh mời Nhà giáo ưu tú Nguyễn Bá Thái từ TP. Hồ Chí Minh lên Long Phước để truyền dạy nghệ thuật Xòe Thái. Những điệu múa Xòe Thái sau đó đã được hồi sinh, bừng nở trên mảnh đất vùng biên Tây Ninh.

Theo lời ông Khuyền, bà con ở đây cũng tự khôi phục một số điệu múa đặc trưng của dân tộc Thái như múa nón, múa sạp và mang đi biểu diễn phục vụ văn nghệ tại các sự kiện ở xã, huyện, tỉnh.

Phan Dương

Nguồn Tây Ninh: https://baotayninh.vn/nhung-co-gai-giu-dieu-mua-xoe-thai-tren-manh-dat-vung-bien-a155515.html