Nhìn ra thế giới: Những nghiên cứu và sáng kiến khoa học chống lại tác động biến đổi khí hậu

Trong vài tuần qua, người dân Thái Lan luôn phải tìm cách đối phó với cái nóng vô cùng khắc nghiệt. Theo Cục Khí tượng Thái Lan, nhiệt độ thực tế ở Thái Lan dao động trong khoảng 38 - 42 độ C, nhưng thực tế, người dân cảm nhận phải lên 54 độ C.

Trong báo cáo chi tiết về sự tàn phá của biến đổi khí hậu, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết, trong thập niên 2013-2022, mực nước biển trung bình toàn cầu dâng thêm 4,62mm/năm, tăng gấp đôi so với thập niên 1993-2002, chủ yếu do sông băng tan chảy và nhiệt độ đại dương tăng kỷ lục. Như vậy, kể từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay, mực nước biển trung bình toàn cầu đã dâng tổng cộng hơn 10cm. Mực nước biển dâng cao đe dọa một số thành phố ven biển và sự tồn tại của các quốc gia nằm ở vùng trũng thấp như đảo Tuvalu.

WMO cho biết, nồng độ khí nhà kính trong khí quyển tiếp tục lên mức kỷ lục, làm gia tăng nhiệt độ trên đất liền và đại dương, khiến các dải băng và sông băng tan chảy, mực nước biển dâng cao và làm axit hóa các đại dương. Báo cáo thường niên của WMO cũng cho thấy băng biển ở Nam Cực đã tan chảy và giảm xuống mức thấp kỷ lục vào tháng 6-7/2022. Các đại dương cũng chứng kiến nền nhiệt cao nhất từng ghi nhận, với khoảng 58% bề mặt đại dương trải qua một đợt sóng nhiệt.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Thực hiện : Đỗ Lê Ngọc Anh

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/nhin-ra-the-gioi-nhung-nghien-cuu-va-sang-kien-khoa-hoc-chong-lai-tac-dong-bien-doi-khi-hau