Nhật Bản tăng cường sản xuất tàu ngầm để đối đầu với Trung Quốc?

Lớp tàu ngầm mới của Nhật Bản sau nhiều năm nghiên cứu đã được đưa vào sản xuất khẩn trương, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng khu vực hiện tại.

Nhật Bản vừa hạ thủy chiếc thứ hai của lớp tàu ngầm diesel-điện mới đúng một năm kể từ ngày chiếc tàu đầu tiên của dòng tàu ngầm chạy bằng năng lượng lithium-ion.

Tàu ngầm lớp Taigei (Cá voi lớn) của Nhật Bản được trang bị hệ thống động cơ diesel-điện. Hai động cơ diesel loại Kawasaki 12V 25/25 SB và bốn động cơ Kawasaki Kockums V4-275R Stirling (Thụy điển) cung cấp tổng công suất đầu ra là 2.900kW khi nổi và 6.000kW khi chìm.

Stirling là động cơ đốt ngoài không ồn và không rung. Hệ thống đẩy không phụ thuộc không khí Kockums Stirling trên tàu giúp giảm nhu cầu sạc pin thường xuyên và tăng sức chịu đựng khi lặn của tàu ngầm.

Chiếc tàu ngầm mới này được đặt tên là Hakugei hay còn gọi là White Whale, đã được hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Kawasaki Heavy Industries ở thành phố Kobe vào chiều hôm 14/10 theo giờ Nhật Bản.

Chiếc tàu ngầm này hiện sẽ trải qua quá trình đóng mới và thử nghiệm trên biển lần cuối trước khi được đưa vào biên chế trong Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản hoặc JMSDF, dự kiến vào tháng 3/2023.

Hakugei (Cá voi trắng) là tàu ngầm thứ hai thuộc lớp Taigei. Đây là chiếc tàu ngầm tấn công diesel-điện nặng 3.000 tấn, dài 84 mét và trước đây được gọi là lớp 29SS, được đặt theo năm thứ 29 của triều đại Nhật hoàng Akihito ở Nhật Bản.

Con tàu đầu tiên của lớp Taigei, được hạ thủy vào tháng 10/2020 và bắt đầu thử nghiệm trên biển vào tháng 7 năm nay. Nó dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào tháng 3/2022.

Taigei là một lớp tàu ngầm tấn công được phát triển cho các Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF). Được kế thừa từ lớp tàu ngầm Soryu, lớp Taigei được trang bị một lượng lớn pin lithium-ion, giống như trường hợp của các tàu ngầm thứ 11 và 12 thuộc lớp Soryu, giúp tàu lặn có thể di chuyển lâu hơn và ở tốc độ cao hơn dưới nước hơn các tàu ngầm diesel-điện thông thường.

Thiết kế thân tàu của lớp Taigei được cho là không khác biệt quá nhiều so với lớp Soryu nhưng nặng hơn 100 tấn so với người tiền nhiệm. Tuy nhiên, các tàu ngầm lớp Taigei tiên tiến hơn khi chúng được trang bị các thiết bị mới hơn như hệ thống sonar, hệ thống phát điện từ ống thở.

Chiếc tàu ngầm Taigei đầu tiên, sẽ được chuyển đổi thành tàu ngầm thử nghiệm. Lý do của sự thay đổi là do nhu cầu có được một tàu ngầm thử nghiệm chuyên dụng, thay vì kéo một tàu ngầm thông thường khỏi hoạt động của nó để tiến hành các cuộc thử nghiệm.

Bằng cách đó, JMSDF có thể tăng ngày hoạt động và tăng cường các hoạt động giám sát với các tàu ngầm tấn công của họ trong khi tàu ngầm thử nghiệm sẽ đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và phát triển.

Việc đưa Hakugei vào hoạt động sẽ cho phép JMSDF tiếp tục nỗ lực tái trang bị sức mạnh cho hạm đội tàu ngầm của mình, với lực lượng tàu ngầm vẫn giữ một số tàu cũ hơn trong biên chế trong khi nâng số tàu ngầm đang phục vụ lên 22 chiếc.

Quyết định tăng lực lượng tàu ngầm của JMSDF từ 16 chiếc được công bố trong hướng dẫn chương trình quốc phòng năm 2010. Nó diễn ra khi Nhật Bản tiếp tục để mắt đến việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự và ngày càng tỏ ra quyết đoán hơn trong khu vực.

Giống như hai chiếc tàu ngầm cuối cùng thuộc lớp Soryu và Taigei trước đó, Hakugei sẽ được trang bị pin lithium-ion để làm nguồn điện. Nhật bản hiện là quốc gia duy nhất được biết là có tàu ngầm hoạt động sử dụng pin lithium-ion.

Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng về việc sử dụng pin lithium-ion trên tàu ngầm từ đầu những năm 2000 và cho biết chúng ít cần bảo dưỡng hơn và có khả năng chịu đựng lâu hơn ở tốc độ cao trong khi lặn so với pin axit-chì.

Lực lượng tàu ngầm Nhật Bản được nâng cấp sẽ bao gồm 8 tàu ngầm lớp Oyashio cũ, 12 tàu Soryus và 2 tàu lớp Taigei. Nhật Bản đã đóng thêm một tàu ngầm lớp Taigei và đã phê duyệt tài trợ cho hai chiếc nữa, số tiền mới nhất là 602,3 triệu USD được phân bổ cho một tàu nữa trong ngân sách mới nhất của Bộ Quốc phòng. Nguồn ảnh: QQ.

Cận cảnh tàu ngầm lớp Soryu của Nhật - tàu ngầm đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ pin sạc như điện thoại di động. Nguồn: JSDF.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nhat-ban-tang-cuong-san-xuat-tau-ngam-de-doi-dau-voi-trung-quoc-1615783.html