Người dân Hà Nội than hóa đơn điện tăng gấp đôi, EVNHANOI giải thích gì?

Nhiều hộ gia đình tại Hà Nội nhận được hóa đơn tiền điện tháng 2/2024 và khá bất ngờ với tiền điện tăng gấp đôi so với những tháng trước. Trong đó, nhiều người cho rằng việc ngành điện cộng dồn vào một kỳ tính hóa đơn sẽ khiến họ thiệt hơn vì quy định cho số kWh dùng ở bậc thang cao hơn.

Chị Trang (Đống Đa - Hà Nội) phản ánh hóa đơn tiền điện của gia đình từ ngày 10/1 - 29/2 là 4,7 triệu đồng, với tổng số điện tiêu thụ là 1.693 kWh. Hóa đơn tăng gấp đôi so với bình thường gia đình vẫn hay sử dụng.

EVNHANOI khẳng định, quyền lợi của khách hàng luôn được đảm bảo do mức sử dụng điện sinh hoạt của từng bậc được điều chỉnh theo số ngày thực tế của kỳ ghi chỉ số công tơ trong tháng có thay đổi.

Trước băn khoăn của người tiêu dùng về lượng điện tiêu thụ của khách hàng trong thời gian tăng thêm sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng khi tính giá điện sử dụng theo bậc thang, đại diện Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVNHANOI) cam kết quyền lợi của khách hàng.

EVNHANOI khẳng định, quyền lợi của khách hàng luôn được đảm bảo do mức sử dụng điện sinh hoạt của từng bậc được điều chỉnh theo số ngày thực tế của kỳ ghi chỉ số công tơ trong tháng có thay đổi.

Theo giải thích như trên của EVNNOI, không có chuyện giá điện dồn tháng 1 vào tháng 2 để tính giá lũy tiến như nhiều người đang hiểu lầm. Tiền điện được cộng hai tháng và vẫn tính theo các bậc thang cũ với các định mức điện năng tiêu thụ cụ thể.

Thực tế, số tiền điện trong tháng 2/2024 sẽ căn cứ vào ngày chốt hóa đơn để điện lực tính số ngày 50 ngày hoặc 57 ngày sử dụng thực tế sẽ có số đơn vị tính khác nhau, có thể khoảng cách các bậc giá điện là 84 ngày, 87 ngày, 89 ngày và tối đa 92 ngày/bậc giá điện.

Cụ thể, với hóa đơn tiền điện của hộ gia đình có số ghi công tơ từ ngày 6/1 đến ngày 29/2 được tính các bậc giá điện giãn rộng bậc 1 và 2 đến 89 kWh; bậc 3, 4 lên 177 kWh và bậc 5 là 63 kWh. Tổng tiền điện hộ gia đình này sử dụng là 595 kWh/tháng 2/2024, trong đó có 363 kWh được tính theo số kWh thực tính, 232 kWh được tính giãn rộng; bậc 1, số kWh điện của hộ gia đình này 89 kWh, tương đương 50kWh và 39 kWh tính theo giá điện bậc 1, bậc 2 cũng tương tự và các bậc giá điện 3, 4 đều được tính theo cách giãn rộng kWh điện tiêu thụ thực tế.

Tổng số tiền điện hộ gia đình này phải trả trước VAT là 1,38 triệu đồng, sau thuế là gần 1,5 triệu đồng.

Theo lý giải của chuyên gia, việc tăng tiền điện trả thực trên hóa đơn điện tháng 2 không đồng nghĩa với việc tăng tiền điện sử dụng/bậc giá điện mà do cộng gộp số điện gần 2 tháng sử dụng với nhau khiến tiền điện tăng vọt. Các bậc giá điện từ 1-6 vẫn có giá tương tự, không đánh lũy tiến người sử dụng.

Tuy vậy, công thức tính này EVNHANOI cần giải thích cặn kẽ cho khách hàng. Theo EVN HANOI, thời gian ghi chỉ số tiêu thụ điện năng trên công tơ điện của khách hàng sẽ được dịch chuyển về cuối tháng nhằm để khách hàng thuận tiện trong việc giám sát và theo dõi lịch ghi chỉ số công tơ điện hàng tháng.

Việc triển khai hệ thống công tơ điện tử đo xa tại EVNHANOI cho thấy bước chuyển mình nhanh chóng trong cách tiếp cận công tác quản lý, vận hành hệ thống điện từ việc chuyển đổi mô hình thủ công sang bán tự động và tự động trong công tác thu thập số liệu đến việc xử lý, phân tích các dữ liệu có được.

Thy Lê

Nguồn Vnbusiness: https://vnbusiness.vn//tieu-dung/nguoi-dan-ha-noi-than-hoa-don-dien-tang-gap-doi-evnhanoi-giai-thich-gi-1098527.html