Người dân Hà Nội đội mưa đi lễ ngày Rằm tháng 7

Mấy ngày nay dù trời mưa không ngớt do ảnh hưởng hoàn lưu của cơn bão số 2, người dân Thủ đô vẫn đến chùa cúng lễ đúng ngày Rằm tháng 7, thành kính hướng về cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Chùa Phúc Khánh

Với truyền thống văn hóa hiếu nghĩa, uống nước nhớ nguồn, ngày lễ Vu lan của đạo Phật đã hòa quyện với triết lý, tục thờ cúng ngày rằm tháng 7 âm lịch hình thành lễ Vu lan - báo hiếu.

Cơn mưa lớn khiến mọi người đến chùa dự lễ khá vất vả. (Ảnh: Baotintuc)

Sau thời gian dài bị gián đoạn bởi dịch Covid-19, các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hạn chế, dịp rằm tháng 7 năm nay người dân Hà Nội đã được trở lại Tổ đình Phúc Khánh (quận Đống Đa) tham dự đại lễ Vu Lan.

Dù trời mưa to nhưng các phật tử và người dân vẫn đến chật kín sân chùa, cả khu vực có mái che và trong nhà đều đã hết chỗ ngồi. (Ảnh: Vietnamnet)

Từ tối 11/8 (tức 14/7 âm lịch), đông đảo người dân đến chùa Phúc Khánh, Hà Nội để làm lễ Vu Lan, thành kính hướng về cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Dù trời mưa xối xả, nhưng vẫn rất đông phật tử và người dân đến dự lễ Vu Lan.

Đại lễ Vu lan tại chùa Phúc Khánh tụng kinh cầu nguyện cho hương hồn những người đã khuất, cầu cho Quốc thái dân an và nhắc nhở mọi người ghi nhớ công ơn cha mẹ. (Ảnh: Vietnamnet)

Vu Lan - mùa báo hiếu, không chỉ là nghi lễ riêng của Phật giáo mà đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Do đó, nhiều người dân Hà Nội đã không quản trời mưa lớn để tới chùa làm lễ để cầu bình an, sức khỏe cho gia đình, đặc biệt là đáng sinh thành.

Một số người đến muộn so với giờ lễ, đứng tạm dưới hiên nhà trong thời gian làm lễ. (Ảnh: Vietnamnet)

Một vài người không thể vào được bên trong nên đã đứng ngoài vái vọng. (Ảnh: Vietnamnet)

Người dân thành tâm cầu khấn tại chùa Phúc Khánh cho dù trời mưa to. (Ảnh: Tuấn Đức - TTXVN)

Chùa Quán Sứ

Dịp lễ Vu Lan tại chùa thường diễn ra vào thời điểm từ ngày 11 đến 15/7 Âm lịch hàng năm. Vào những ngày này đông đảo phật tử lòng thành đến chùa để tỏ lòng biết ơn đến Đức Phật và cầu bình an, báo hiếu cha mẹ.

Tại chùa Quán Sứ, nhiều phật tử cũng có mặt từ sáng sớm để làm lễ, tưởng nhớ về ân đức sinh thành, dưỡng dục, hướng tâm về cha mẹ, tổ tiên.

Người dân thành tâm cầu khấn tại chùa Quán Sứ dù trời mưa to. (Ảnh: Tuấn Đức - TTXVN)

Hóa vàng sau khi làm lễ tại chùa Quán Sứ. (Ảnh: Tuấn Đức - TTXVN)

Nhiều người không thể vào bên trong nên đứng ngoài vái vọng tại chùa Quán Sứ. (Ảnh: TTXVN

Phủ Tây Hồ

Trưa ngày 12/8, người dân "đội mưa" đi lễ Phủ Tây Hồ dịp lễ Vu Lan, nhưng không còn cảnh đông đúc chen chân vào lễ. Mặc dù trời mưa lớn từ sáng sớm, nhưng buổi trưa ngớt mưa, nhiều người tranh thủ đi lễ.

Người dân đi lễ chùa không mâm cao cỗ đầy mà chỉ có một lễ cúng nhỏ để tỏ lòng thành kính. (Ảnh: VOV)

Nhiều người che ô, đứng dưới trời mưa để khấn, vái cầu an. (Ảnh: VOV)

Người dân đến Phủ Tây Hồ để cầu bình an, may mắn cho cả gia đình. (Ảnh: Tienphong)

Theo quan niệm của nhiều người, ngày lễ Vu lan là dịp để mỗi người sống chậm lại, tạm gác lại những lo toan thường nhật để hướng lòng thành kính về đấng sinh thành, người đã ban cho chúng ta cuộc sống trên cõi đời này.

Sau khi làm lễ xong, các phật tử thực hiện nghi lễ hóa vàng. (Ảnh: VOV)

Mai Phương

(Tổng hợp)

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoitv.vn/nguoi-dan-ha-noi-doi-mua-di-le-ngay-ram-thang-7-d206364.html