Ngưng lo ngại về suy thoái ở Mỹ

Nhiều chỉ báo ảm đạm cho thấy nền kinh tế Mỹ có thể đang rơi vào giai đoạn suy thoái. Tuy nhiên, Deutsche Bank đang mang sự lạc quan trở lại cho các nhà đầu tư khi nhìn vào như những gì đã xảy ra cách đây 30 năm.

Deutsche Bank cho biết các số liệu về lợi nhuận biên của các doanh nghiệp, thị trường lao động, tăng trưởng chi tiêu vốn và tỷ lệ tử vong đều đang rất ảm đạm, cho thấy nguy cơ về một cuộc suy thoái tại Mỹ đang tăng cao.

Theo ngân hàng lớn nhất nước Đức, khả năng nền kinh tế số 1 thế giới rơi vào suy thoái trong 12 tháng tới là 30% nhưng nhấn mạnh rằng tình hình hiện nay không phải quá xấu.

Ngày 4/10, Deutsche Bank cho rằng 4 chỉ báo tiêu cực trên có thể là do những yếu tố tạm thời ví dụ như sự tăng giá của đồng USD và sự sụt giảm của giá dầu.

Diễn biến chỉ số đồng USD trong rổ tiền tệ trong vòng 5 năm qua (Nguồn: Bloomberg)

Diến biến giá dầu WTI trong vòng 5 năm qua (Nguồn: Bloomberg)

Trên thực tế, 4 chỉ báo này cũng đã đồng loạt xấu đi trong năm 1986 nhưng cuối cùng nền kinh tế Mỹ vẫn tránh được một cuộc suy thoái.

Deutsche Bank cho biết tình trạng “ảm đạm” thường xảy ra khi đồng USD tăng giá mạnh so với rổ tiền tệ hoặc khi giá dầu sụt giảm. Hiện nay, cả 2 viễn cảnh này đang cùng xảy ra.

Có nhiều điều đáng chú ý khi nói về năm 1986:

1. Trong vòng 60 năm qua, năm 1986 là lần duy nhất lợi nhuận biên giảm nhưng không dẫn tới suy thoái.

2. Trong vòng 40 năm qua, năm 1986 là lần duy nhất chi phí vốn giảm nhưng không dẫn tới suy thoái.

3. Trong vòng 30 năm qua, năm 1986 là lần duy nhất tỷ lệ nợ đầu cơ tăng trên 5% nhưng không dẫn tới suy thoái.

Năm 1986 là một năm "thần thánh" với nước Mỹ

Hồi tháng 4, ứng cử viên Tổng thống Mỹ - tỷ phú Donald Trump – dự báo rằng nước Mỹ đang chuẩn bị bước vào một cuộc suy thoái “khổng lồ” với tỷ lệ thất nghiệp cao và thị trường chứng khoán bị định giá quá mức.

Vài ngày sau, nhiều chuyên gia đã lên tiếng phản bác lại phát biểu của ông Trump. Nổi bật trong số đó là nhà kinh tế trưởng Harm Bandholz của UniCredit Research và giáo sư Sung Won Sohn của ĐH California State University Channel Islands.

Số liệu việc làm tích cực trong mùa hè này cùng việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chuẩn bị tăng lãi suất khiến những tranh luận về tình trạng của nền kinh tế Mỹ chìm dần.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ giai đoạn 1985-2015 (Nguồn: World Bank)

Mặc dù chỉ ra những điểm tương đồng của năm 2016 với năm 1986 nhưng Deutsche Bank cũng thừa nhận những sự khác biệt không mấy tốt đẹp. Ngân hàng của Đức dự báo tăng trưởng lợi nhuận của Mỹ tiếp tục duy trì ở mức thấp, đòn bẩy doanh nghiệp vẫn còn vấn đề, chính sách tiền tệ kém hiệu quả hơn và tăng trưởng việc làm giảm tốc.

Nguồn NDH: http://ndh.vn/ngung-lo-ngai-ve-suy-thoai-o-my-20161006052657297p145c153.news